• Nhớ rõ vị trí của những món đồ yêu thích khi chúng bị khuất tầm mắt
  • Tập trung vào hoạt động mà trẻ thích
  • Học hỏi mọi thứ thông qua cách quan sát và chơi đùa
  • Bắt đầu nhận biết rõ hơn về các mối quan hệ nhân – quả.

3. Về mặt cảm xúc, xã hội

Khi gần 2 tuổi, trẻ đã hiểu biết nhiều hơn so với cách mà bé thể hiện ra ngoài. Thế nên, đừng quá ngạc nhiên khi bé dễ nổi cơn “tam bành” vì không biết phải làm sao để biểu đạt mong muốn của mình để người khác hiểu. Những lúc như vậy, mẹ nên kiên nhẫn, vỗ về thay vì la mắng hay phẫn nộ với con.

Trẻ mới biết đi thường có xu hướng dễ gần gũi với người mà bé tiếp xúc thường xuyên. Bằng chứng là bé sẽ tỏ ra thân thiết với những bạn mà bé biết hơn là những gương mặt mới.

Nhiều bé giai đoạn này vẫn tỏ ra rụt rè, nhút nhát khi tiếp xúc với người lạ. Bé sẽ bám lấy bố hoặc mẹ khi ở giữa đám đông với những người ít quen thuộc.

4. Sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ 22 tháng tuổi

Nhiều bé 22 tháng tuổi đã nói được khá sõi, có thể sử dụng câu gồm 2 – 3 từ để trả lời những câu hỏi đơn giản từ bố mẹ. Khả năng phân biệt từ trái nghĩa của bé cũng rất tốt.

Đọc ngay  Trường ĐH của tỉ phú Phạm Nhật Vượng thôi thúc sinh viên 'thay đổi thế giới'

Giai đoạn này, trẻ vẫn bắt chước người lớn (chủ yếu là bố mẹ) bằng cách lặp lại các từ hoặc cụm từ mà trẻ nghe được. Một vài trẻ còn có thể học được cách giao tiếp không lời. Điển hình là khi mẹ đặt tay lên môi, bé sẽ ngầm hiểu là bạn đang yêu cầu bé giữ trật tự.

Với sự phát triển ngôn ngữ cùng khả năng ghi nhớ tốt thì đây sẽ là thời điểm thích hợp để bạn dạy bé hình thành những thói quen theo giờ giấc chẳng hạn: vui chơi, tập thể dục đúng giờ…

5. Mốc phát triển về thể chất

kỹ năng vận động tinh của trẻ

Dưới đây là một vài dấu mốc quan trọng về thể chất mà hầu hết trẻ 22 tháng tuổi sẽ đạt được:

Kỹ năng vận động tinh: Bé đã biết tự dùng thìa ăn. khéo léo hơn trước. Bé cũng thể hiện sự khéo léo trong chuyện mở nắp chai, hộp, ngăn tủ hoặc xếp chồng các khối đồ chơi lên nhau. Nếu đưa bút màu cho bé, bạn sẽ ngạc nhiên bởi những “tác phẩm” mà trẻ vẽ ra đấy. Ở giai đoạn này, trẻ có thể vẽ được những hình ảnh đơn giản nhưng có ý nghĩa.

Mọc răng: Đến cuối tháng thứ 22, trẻ sẽ có khoảng 16 chiếc răng, chia đều cho 2 hàm nên bé sẽ cắn và nhai thức ăn dễ dàng hơn.

Đọc ngay  Giáo án haotj động tạo hình; đề tài: Những chú cá xinh; giáo viên: Nguyễn Thu Nguyệt

Giữ thăng bằng tốt: Trẻ 22 tháng tuổi đã có thể đá bóng, đi giật lùi và đứng bằng một chân khi dựa vào ghế hoặc tường. Thậm chí, bé còn có thể ngồi xổm trên sàn.

Trẻ thích chạy hoặc cưỡi xe ba bánh hay các loại ô tô đồ chơi.

Những thắc mắc thường gặp về dinh dưỡng cho trẻ 22 tháng tuổi

1. Trẻ 22 tháng tuổi ăn bao nhiêu mỗi ngày?

Theo các chuyên gia, trẻ từ 1 – 2 tuổi nên có 3 bữa chính và 2 bữa phụ để đáp ứng đủ năng lượng cho quá trình vận động mỗi ngày. Với bữa ăn phụ, mẹ có thể chọn sử dụng sữa, sữa chua, bánh quy, nước ép, hoa quả tươi… Tuy nhiên, phải đảm bảo thực phẩm được cắt thái nhỏ để trẻ dễ nuốt, tránh tình trạng mắc nghẹn.

Lưu ý, bạn không nên để bé ăn hoa quả gần giờ đi ngủ vì đường trong hoa quả sẽ dễ gây hỏng men răng. Trẻ giai đoạn này vẫn cần uống sữa. Nguồn sữa tốt nhất vẫn nên là sữa mẹ, nếu không bạn vẫn có thể thay bằng sữa công thức chứa các thành phần như DHA, taurine giúp trẻ phát triển tối ưu.