Giai đoạn cấp 2 cũng là giai đoạn trẻ đã bắt đầu nhận thức được nhiều vấn đề, cũng đủ lớn để có thể tự lập. Do đó không ít phụ huynh giảm hoặc mất đi sự quan tâm đến quá trình học tập cũng như quá trình phát triển nhân cách của con cái, điều này dẫn đến không ít hệ lụy về sau mà một trong những khó khăn nhất các bậc phụ huynh gặp phải là tình trạng học tập giảm sút của con em mình.

cach-day-con-hoc-cap-02

Phụ huynh cần quan tâm và biết cách dạy con học ở cấp 2. Ảnh: internet

Dạy dỗ con cái luôn là mối quan tâm của hầu hết các bậc phụ huynh. Từ giai đoạn con đi học mẫu giáo đến cấp 1, trẻ em luôn nhận được sự quan tâm và bảo bọc từ các bậc cha mẹ vì đây là giai đoạn trẻ chưa thể tự làm chủ được mọi sinh hoạt cũng như chưa có ý thức cao trong học tập. Giai đoạn từ 12 đến 16 tuổi bắt đầu một giai đoạn phát triển mới, các em bước vào độ tuổi dậy thì và cũng là giai đoạn các em bước vào môi trường học tập mới, được làm quen với nhiều bạn mới, cách tiếp cận chương trình học tập cũng hoàn toàn khác biệt.

Việc học ở trường sẽ có nhiều áp lực hơn, các mối quan hệ cũng trở nên phong phú hơn, do đó đòi hỏi các bậc phụ huynh phải hết sức chú ý và đồng hành cùng sự phát triển của con em mình. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý trong cách giáo dục con em khi bắt đầu vào độ tuổi cấp 2.

Cách dạy con học cấp 2 là hãy giải thích cho con những khó khăn có thể gặp

Chương trình học tập ở cấp 2 khác rất nhiều so với bậc tiểu học ở chỗ khối lượng kiến thức nhiều hơn, cần nhiều thời gian tự học hơn, bài tập về nhà nhiều hơn,… Sẽ có nhiều trường hợp các em có học lực giỏi ở bậc tiểu học nhưng đến bậc trung học cơ sở thì thành tích lại giảm sút mặc dù các em có nhiều cố gắng trong học tập. Quý phụ huynh nên hết sức quan tâm và hướng dẫn cho con em mình cách học sao cho phù hợp nhất, tránh việc gây áp lực lên các con hoặc phó mặc tất cả việc học của con cho nhà trường. Hãy thường xuyên theo dõi và trao đổi đến tình hình học tập của con để có thể kịp thời giúp con vượt qua khó khăn khi làm quen với môi trường mới. Giải thích cho các con biết những khó khăn có thể gặp phải, có một số em có thể bị sốc khi thay đổi môi trường đột ngột, hãy cùng con vượt qua những khó khăn để con có thể tự tin hòa nhập với môi trường mới.

Đọc ngay  Phương pháp giáo dục con của người Do Thái giúp con thông minh từ nhỏ

Khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo, các con đã quen với môi trường giáo dục mới thì phụ huynh cũng không nên chủ quan mà lơ là các em, hãy quan tâm đúng lúc và vừa đủ để các bạn ấy cảm nhận được sự đồng hành của cha mẹ, có như vậy các bạn mới có thể dễ dàng chia sẻ những khó khăn và vướng mắc gặp phải trong giai đoạn tuổi teen của các em. Hạn chế để các em một mình tự giải quyết các khúc mắc gây những hiểu biết sai lệch có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Thực tế cho thấy, tuổi dậy thì là giai đoạn các bạn nhỏ rất nhạy cảm với bất kỳ vấn đề nào mà các bạn ấy gặp phải, chỉ một khó khăn nhỏ cũng đủ làm các bạn ấy chán nản, hay tình cờ gặp một chàng trai hoặc một cô gái dễ mến cũng có thể khiến các bạn ấy suy tư,… hãy là người bạn để lắng nghe và cùng con giải quyết mọi vấn đề, tạo cho các bạn nhỏ cảm giác an toàn và thoải mái nhất để sẻ chia tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình.

Cách dạy con học cấp 2 là cùng con xây dựng thời gian biểu học tập

Tuy sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng mọi việc đều có thể giải quyết, cùng con xây dựng một thời gian biểu các việc cần làm trong tuần. Hãy cùng thực hiện với con thời gian biểu ấy để các bạn nhỏ có động lực thực hiện theo những nội dung đã đề ra. Hãy sắp xếp các công việc cần làm một cách khoa học sao cho đảm bảo vừa đủ thời gian để các em học tập, ôn luyện bài vở vừa có thời gian vui chơi, giải trí và sinh hoạt cùng gia đình, bạn bè. Dù biết rằng bậc trung học cơ sở có nhiều môn học mới và khó nhưng không nên đặt thời gian học tập quá nhiều, cũng không nên tạo áp lực “phải học” cho các con, vì điều này vô tình tạo gánh nặng vô hình khiến các em dễ chán nản và tạo tâm lý sợ học.

Đừng quên để các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, các môn thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, giúp các em phát triển thể chất toàn diện. Việc lập một thời gian biểu hợp lý rất có ích, nó không những giúp các em chủ động làm việc theo kế hoạch mà còn giúp các em phân phối được thời gian học tập, hạn chế được áp lực học hành.

Phụ huynh đừng áp đặt và quan trọng thành tích

Vấn đề này xảy ra với rất nhiều phụ huynh, con cái có thành tích học tập tốt là niềm hãnh diện của cha mẹ nhưng trong thực tế, nhiều người xem thành tích của con cái là một trong những cách khẳng định bản thân so với những phụ huynh khác. Điều này vô tình gây ra áp lực vô hình đối với con cái, đẩy các em vào tình huống học vì cha mẹ, làm theo cha mẹ, cha mẹ vừa là người mở đường vừa là người “nắm tay” dẫn dắt các em đi theo con đường mà cha mẹ chọn.

Đọc ngay  Rèn luyện bản thân theo cách tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ giúp bạn có một năm mới giàu có, thành công

Mỗi em có một năng lực riêng, sở trường riêng, không thể đòi hỏi một em phải học thật giỏi môn Toán trong khi em ấy chỉ yêu thích và có sở trường môn Văn, đừng nên vì bản thân mà vô tình tạo áp lực cho các con, cũng đừng vì thành tích nhất thời mà tăng thêm gánh nặng “học thêm” cho các con. Thực tế hiện nay, các em phải học quá nhiều, học không có chọn lọc và câu trả lời của đa số phụ huynh khi được hỏi “Tại sao cho các con học thêm nhiều như vậy?” là “Vì các bạn của con đi học thêm nên cho con đi học theo để con theo kịp bạn, sợ con thua thiệt bạn,…” Vì thương con, vì muốn con tốt hơn, nhưng suy nghĩ của cha mẹ chưa thật sự đúng. Chúng ta nên đối xử với con cái như là một người lớn, nên lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con, tâm sự và cảm thông nhiều hơn với con để biết con thật sự cần và muốn điều gì, phụ huynh chỉ nên là “người chỉ đường”, đừng áp đặt, kiểm soát đến mức làm con mệt mỏi, chán nản, ức chế. Hãy để các con sống và học tập thoải mái, vui vẻ ở đúng độ tuổi của các con.

Nên gần gũi với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên hơn

Trong khi thời gian ở nhà các em được gần gũi với gia đình thì thời gian trên lớp các bạn ấy sẽ gần gũi với các bạn đồng trang lứa và giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Ở độ tuổi đang có nhiều thay đổi tâm sinh lý như các em thì phụ huynh tuyệt đối không được lơ là quá trình phát triển nhân cách của con. Thời gian gần đây có rất nhiều trường hợp bạo lực học đường xảy ra được phản ánh trên các phương tiện truyền thông mà hậu quả của nó thật sự quá lớn, ảnh hưởng không những đến việc học tập mà tâm lý của các bạn sẽ bị tác động không nhỏ trong thời gian dài, kéo theo hàng loạt các hệ lụy về sau.

Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập và mối quan hệ với bạn bè của con nhằm kịp thời chấn chỉnh nếu nhận thấy có những dấu hiệu không tốt, cư xử không lễ phép, chưa đúng mực,… Tâm sự, chia sẻ và giải thích với các con về những việc làm chưa đúng đắn, phân tích những hậu quả có thể gặp phải nếu con không may rơi vào các tình huống không mong muốn và trao đổi những điều nên, không nên làm để con bạn có nhận thức đúng đắn hơn về những sự việc ấy. Con bạn thật sự rất cần những lời khuyên và kinh nghiệm từ cha mẹ, hãy là chỗ dựa tinh thần vững chắc trên chặng đường trưởng thành của con bạn.

Chia sẻ và cảm thông sẽ là cách giáo dục và nuôi dưỡng tốt nhất cho những mầm non tương lai. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ có được những kinh nghiệm hay biết cách dạy con học cấp 2 – cấp trung học cơ sở.

Đọc ngay  Những thủ thuật tìm kiếm Google nhanh mà bạn nên biết

CTV Myteacher

Viết từ Greenpineresort

Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?

Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.
Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.
Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.
Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!

Đăng ký nhận sách miễn phí: Email : [email protected]