Để tìm cách dạy chữ cho bé lớp 1, thì các phụ huynh nên nhớ một điều là độ tuổi của bé đang còn rất nhỏ. Đây là độ tuổi mà trẻ thích học hơn thích chơi, và rất khó tập trung khi chúng ta bắt trẻ phải nhớ mặt những con chữ. Thay vì a,b,c thì bé sẽ thích chơi với gấu bông, những trái banh nhiều màu sắc hay những viên kẹo ngọt ngào hơn.

Cho nên khi mới bắt đầu dạy học tiếng Việt lớp 1, phụ huynh thường thấy khó khăn thậm chí là chán nản, cũng là đều dễ hiểu. Muốn tìm ra giải pháp hiệu quả để dạy bé học chữ, cha mẹ phải nắm được tâm lý của trẻ nhỏ, không được nôn nóng, cũng như dùng các biện pháp ép buộc trẻ. Đôi khi sẽ có phản ứng ngược, là trẻ sẽ chán ghét việc học hơn nữa.

Xây dựng nền tảng tiếng Việt cho trẻ với ứng dụng VMonkey. Có VMonkey làm bạn đồng hành, trẻ có thể tự tin: Đánh vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái, viết đúng chính tả, đọc trôi chảy, có vốn từ vựng phong phú – diễn đạt linh hoạt…

Dạy tiếng Việt cho bé vào lớp 1 là dạy những gì?

Trước khi trẻ bước vào lớp 1 thì đã có 5-6 năm được nghe tiếng Việt từ những người thân trong gia đình (ông bà, ba mẹ…) qua giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. Trong đó có 3-4 năm để bé tự tập nói, từ chỉnh khi bập bẹ từng chữ 1 âm tiết (ba/mẹ…) đến khi nói ra một cụm và một câu hoàn chỉnh để tự biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình.

Chính vì thế thời điểm trẻ bước vào lớp 1 là cột mốc quan trọng giúp trẻ làm quen với việc học tiếng Việt – chữ Quốc Ngữ, và hình thành thói quen ngôn ngữ từ đây cho đến những năm tháng sau này. Nhìn chung, dạy bé lớp 1 học tiếng Việt thì ba mẹ sẽ cần dạy những nội dung:

  • Bảng chữ cái tiếng Việt: bao gồm bảng chữ cái chữ thường và bảng chữ cái chữ viết hoa

  • Các thành phần của chữ cái: nguyên âm, phụ âm (phụ âm đầu, phụ âm cuối), thanh điệu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) – các dấu trong tiếng Việt lớp 1 quan trọng.

  • Kỹ năng nói: ngay từ khi ở nhà bé đã được học nói rồi, nên luyện kỹ năng ở đây là luyện về phát âm, song với cách dạy bé học tiếng Việt lớp 1 thì chưa cần chú trọng, vì bé còn nhỏ và cũng do yếu tố vùng miền.

  • Kỹ năng viết: kỹ năng cần để bé học được con chữ và viết đúng chính tả

  • Kỹ năng đọc: đánh vần rõ ràng, đọc chuẩn các âm tiết từ các từ đơn giản đến phức tạp.

Đọc ngay  86 mẫu sơ đồ tư duy theo chủ đề để học tiếng Anh cho trẻ

Như vậy, phụ huynh có thể dạy trẻ lớp một học tiếng Việt bằng cách đi vào rèn luyện 5 kỹ năng trên. Bắt đầu từ việc học bảng chữ cái, rồi học các thành phần, đồng thời tập chó bé nói, đọc và viết. Để cho rõ ràng hơn thì dưới đây là 6 phương pháp dạy tiếng Việt lớp 1 mà phụ huynh cần nhớ.

Tìm hiểu 6 cách dạy tiếng Việt lớp 1 cho bé một cách hiệu quả nhất

Có rất nhiều cách dạy con học Tiếng Việt lớp 1, tùy thuộc vào khả năng tiếp thu và hợp tác của bé ba mẹ hãy lựa chọn cách đồng hành phù hợp nhé!

Đưa ra ví dụ sinh động cho từng chữ cái

Ba mẹ hãy để ý điều này, cái gì làm cho trẻ thích thú, tò mò thì trẻ càng mong muốn tìm hiểu. Nếu thấy thích, trẻ có thể dành hàng giờ chỉ để nhìn một chú chim nhỏ trên cành hay một chiếc lá đỏ xen kẽ các lá xanh. Để dạy tiếng Việt 1 cũng vậy, hãy cho bé niềm vui được khám phá, cho trẻ sự hứng thú với các chữ cái.

Phụ huynh chỉ cần chuẩn bị những tấm thẻ (flashcard) nhiều màu sắc, từng thẻ là từng chữ cái kèm theo ví dụ về thế giới xung quanh. Ví dụ: chữ O – trong Ò Ó O,… tiếng kêu của chú gà trống vào sáng sớm. Bên cạnh đó hãy cố gắng gợi nhắc cho bé nhớ về bài học ở bất cứ nơi đâu, khi đi công viên, siêu thị hay lúc đi khu vui chơi, sở thú.

Mục đích đầu tiên là cho trẻ nhớ, không phải phát âm chuẩn

Tất nhiên là trẻ em thì không thể nào có thể phát âm tròn vành rõ chữ được như người lớn. Nên trước hết, phụ huynh chỉ cần đặt mục tiêu để trẻ đọc và ghi nhớ hết tất cả các chữ cái. Hãy dạy tiếng Việt lớp 1 cho bé một cách từ từ, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bé.

Về mục tiêu phát âm thì sau này trẻ có thể hoàn thiện sau, không có gì phải vội đâu nhé. Bé có thể sẽ biếng học hay lảng tránh việc học hoặc thậm trẻ ngang bướng và khó bảo. Tuy nhiên, ba mẹ hãy cố gắng dịu dàng với bé, vì bé đang tuổi hiếu động, ham chơi, và cái bé cần là “một người bạn” để chơi cùng mình. Nên nhớ, bạn là người hiểu rõ con mình hơn bất cứ ai, nên hãy luôn sát cánh cùng bé, và trở thành “bạn chơi” cùng bé.

Sử dụng ứng dụng học tập trên điện thoại, máy tính bảng

Trẻ em ngày nay rất mê các sản phẩm công nghệ thông minh như điện thoại và máy tính bảng. Bởi vì chúng thú vị, có nhiều cái hay, mới lạ mà trẻ chưa biết, tò mò muốn xem.

Vậy thì tại sao thay vì cho trẻ xem những video vô bổ, chơi những trò chơi không mang tính giáo dục, chúng ta không cho trẻ trải nghiệm những ứng dụng có ích hơn. Vừa có thể mang tính giải trí, vừa có thể dạy tiếng việt cho bé lớp 1.

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng như vậy trên kho ứng dụng. Việc lựa chọn nền tảng ứng dụng tốt, có các bài học phù hợp với lứa tuổi trẻ cũng không phải là dễ. Song, phụ huynh cũng không cần phải quá bận tâm, khi sẽ được giới thiệu ứng dụng VMonkey.

Đọc ngay  Dạy trẻ qua bữa ăn hàng ngày

>>> Đăng ký học thử VMonkey và nhận tư vấn miễn phí: Tại đây.

Cho trẻ vừa học vừa thực hành – cách học tiếng Việt lớp 1 hiệu quả

Học là phải đi đôi với hành, ông bà ta có dạy rồi. Trong khi dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1, hãy cho trẻ vừa đọc và viết theo. Như cách người lớn chúng ta học tiếng Anh, thì dạy bé học tiếng Việt cũng vậy. Cách này sẽ giúp bé nhớ một cách nhanh hơn và nhớ dai hơn, thay vì chỉ học đọc ào ào cả bảng chữ cái như “vẹt”, mà không thể viết được chữ nào, hoặc người lại, biết viết chữ nhưng không biết gọi tên chúng.

Dạy trẻ theo thứ tự: Học chữ thường trước, chữ viết hoa sau

Việc dạy học tiếng Việt lớp 1 cũng cần theo một trình tự nhất định. Phụ huynh nên dạy cho trẻ biết hết các chữ cái thường trước khi học chữ viết hoa.

Thứ nhất, để cho trẻ không cảm thấy lộn xộn, rườm rà với cách viết khác nhau của những con chữ. Thứ hai, bé học hết bảng chữ thường thì cơ bản đã học hết 26 chữ cái tiếng Việt, nắm thật chắc phần này sẽ khiến trẻ nhớ lâu hơn, sau này học viết chữ hoa – xem như một phần nâng cao của chữ tiếng Việt, cũng sẽ dễ dàng hơn.

Đọc sách hàng ngày cho bé nghe

Về mặt hiệu quả trực tiếp, việc bạn đọc cho bé nghe sẽ không thể nâng cao các kỹ năng đọc, viết cho bé. Nhưng phương pháp này được các chuyên gia khuyến nghị nhằm giúp bé tạo được thói quen tốt, là đọc, tìm hiểu kiến thức. Phần nữa là khiến cho bé có sự yêu thích những trang sách, khơi dậy khả năng tìm tòi, học hỏi ngay khi còn nhỏ.

Dù bận rộn đến đâu, ba mẹ hãy dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày để trò chuyện và đọc sách cho bé nghe. Tự bản thân ba mẹ cũng sẽ là tấm gương để bé noi theo, bắt chước theo những tính tốt. Ứng dụng VMonkey có tới 750+ truyện tranh tương tác, 350+ sách nói thú vị, là kho học liệu đồ sộ để ba mẹ và con tham khảo. Khám phá ngay TẠI ĐÂY ba mẹ nhé!

Xem thêm: Sự đặc biệt của bảng chữ cái tiếng Việt viết thường và các dấu câu

Vmonkey – Phương pháp dạy tiếng Việt lớp 1 cho bé của phụ huynh 4.0

Nhằm xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ từ mầm non đến tiểu học, ứng dụng Vmonkey được nghiên cứu và tạo ra với nhiều tính năng nổi bật cho việc giáo dục trẻ. Chẳng hạn như:

  • Học thông qua hình ảnh: với các thao tác ấn chạm cùng thiết bị, hình ảnh mô tả sinh động, sẽ giúp bé quên nhanh kênh youtube – được xem như “chiếc gối ghiền” của mọi trẻ em.

  • Học thông qua âm thanh: cả kho tàng truyện tranh với lời kể sinh động, truyền cảm, mô tả sống động, hấp dẫn, sẽ đưa bé vào thế giới của những câu chuyện và giúp bé học một cách thụ động và tự nhiên nhất.

  • Học thông qua trò chơi: các trò chơi được thiết kế riêng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, phù hợp với lứa tuổi mầm non đến tiểu học, giúp lôi cuốn bé vào các bài học, từ khi nhận diện con chữ, đến khi tập ghép vần, phát âm.

Vmonkey hiện là ứng dụng dạy tiếng Việt số 1, có thể giúp phụ huynh dạy tiếng việt lớp 1 theo chương trình mới nhất, giúp bé đọc vần chuẩn và nhanh nhất. Ứng dụng được nghiên cứu bởi các chuyên gia hàng đầu, đã có hơn 10 triệu phụ huynh trên toàn thế giới tin dùng.

Đọc ngay  GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ( 5 - 6 TUỔI). TRƯỜNG MẦM NON KHÁNH THƯỢNG A

Dạy tiếng Việt lớp 1 là bước khởi đầu cho hành trình nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng của trẻ. Monkey xin chia sẻ một số phương pháp để giúp phụ huynh dạy trẻ cho tốt, chúc mọi người thành công.

Viết từ Greenpineresort

Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?

Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.
Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.
Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.
Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!

Đăng ký nhận sách miễn phí: Email : [email protected]