Trẻ 12 tuổi đã đủ lớn để chủ động chăm sóc bản thân. Từ lứa tuổi tween, con chuẩn bị bước vào tuổi teen. Các kỹ năng này giúp con trưởng thành hơn trong cuộc sống của mình.
Phụ huynh người Việt Nam thường viện lý lẽ rằng con mình vẫn còn bé, muốn dành thời gian cho con tập trung học tập… Họ chấp nhận làm mọi việc cho con khi trẻ 12 tuổi hoặc hơn, và nghĩ rằng mình đang dành mọi điều tốt nhất cho con.
Thế nhưng, bạn có biết thương con theo lối chìu chuộng này vô tình đánh mất cơ hội cho trẻ trưởng thành. 12 tuổi, có 30 kỹ năng con cần được học từ trước để chủ động chăm sóc cho bản thân mình.
30 kỹ năng trang bị cho trẻ 12 tuổi
- Tự nấu ăn: Nấu nướng sẽ giúp con biết tự lo cho mình, và học cách nấu ăn cho người khác. Việc này nuôi dưỡng tình yêu thương cho trẻ, và tập cho con ý thức quý thức ăn.
- Tự giặt giũ: Việc này không chỉ đỡ đần bố mẹ mà còn mang lại cho trẻ 12 tuổi sự tự chủ và riêng tư. Ở tuổi này, nhiều trẻ gái phải đối mặt kinh nguyệt hàng tháng, con trai có thể xuất hiện hiện tượng xuất tinh khi ngủ. Chủ động giặt giũ, trẻ sẽ tự vệ sinh quần áo gọn gàng và khoa học.
- Sử dụng phương tiện công cộng: Ở tuổi này, trẻ cần biết được dạy cách xem bản đồ tại các trạm xe buýt, biết cách bắt xe buýt, đặt xe taxi để chủ động di chuyển khi cần. Trẻ cũng cần biết cách ứng phó nếu vô tình bỏ lỡ xe hoặc xuống xe buýt sai trạm. Hãy dạy con cách ngồi hoặc đứng gần người lái xe càng tốt và yêu cầu sự giúp đỡ nếu cảm thấy không an toàn.
- Tự đến trường và về nhà: Trẻ có thể rủ bạn bè gần nhà cùng đi mà không cần bố mẹ đưa đón.
- Tự mua đồ tại siêu thị, cửa hàng tạp hóa: Cho con đi chợ, đi mua đồ sẽ giúp con biết cách quản lý tiền bạc, cân đối ngân sách gia đình.
- Tập cho con sở thích KHÔNG phải đồ điện tử: Đó có thể là vẽ tranh, chơi nhạc cụ, khám phá lịch sử… Những sở thích không dính dáng tới đồ điện tử sẽ giúp con học tập hiệu quả, vận động hợp lý.
- Biết trông em nhỏ trong thời gian ngắn, không dưới sự giám sát của người lớn.
- Duy trì lịch sinh hoạt: Trẻ 12 tuổi cần được học cách xem lịch và sắp xếp lịch của riêng mình. Con có thể tự theo dõi các cuộc giao lưu xã hội, các chuyến đi thực tế, lịch nộp bài tập, ngày sinh nhật của những người thân yêu…
- Học cách hành xử văn minh, tư cách đứng đắn: Dù là thời đại máy tính, trẻ vẫn cần thể hiện lịch sự qua cách nói năng thưa thốt, chào hỏi người lớn, học cách bắt tay, cư xử lễ độ khi đến nơi công cộng.
- Học cách đồng cảm với người khác: Dạy cho con biết thông cảm với người khác, đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn bao dung hơn. Việc này giúp con trưởng thành về tâm lý, tránh việc bạo hành bạn bè và thú nhỏ.
- Nhận trách nhiệm làm công việc nhà: Lúc này, trẻ đã phát triển tương đối đầy đủ về thể chất để có thể đảm nhận nhiều công việc nhà như quét rác, giặt đồ, rửa xe…
- Phát triển mối liên hệ với thế giới tự nhiên: Bắt đầu với các kỹ năng hướng đạo cổ điển như cách dựng trại, xác định một số loài chim, động thực vật xung quanh. Trẻ cần học nhận biết các loài thực vật có độc. Ngoài ra, kỹ năng đoán thời gian nhờ vị trí mặt trời, sử dụng la bàn cũng cần dạy con.
- Cách sử dụng điện thoại: Trẻ 12 tuổi sử dụng smartphone rành rẽ hơn cả bạn đấy, không cần dạy con cách dùng. Điều bố mẹ dạy con là cách nói chuyện qua điện thoại lịch sự, thể hiện được cảm xúc. Tập cho con gọi điện về quê cho ông bà, nói chuyện điện thoại với bạn bè.
- Trồng cây hoặc nuôi thú nhỏ: Chăm sóc vật còn sống sẽ dạy cho con tinh thần trách nhiệm và nuôi dưỡng cảm xúc.
- Cung cấp cho trẻ nhận thức cơ bản về cái chết, tình dục, sinh nở… Nội dung truyền tải cho trẻ 12 tuổi cũng phải cân nhắc cho phù hợp, chuẩn bị cho việc học giáo dục giới tính sâu hơn.
- Đối phó với việc đi lạc: Bạn nên cùng con lên kế hoạch ứng phó nếu chẳng may bị lạc đường. Con nên biết cách tìm sự hỗ trợ từ các cơ quan công an, hoặc những điểm an toàn để đến chờ bố mẹ. Chẳng hạn thư viện, phòng khám bệnh viện có bàn thông tin và số điện thoại để liên hệ.
- Kỹ năng khẩn cấp: Trẻ 12 tuổi không chỉ biết gọi người cứu. Con cũng nên biết cách sử dụng bình chữa lửa, dụng cụ cấp cứu để giúp mình và người khác. Con cũng nên biết cách dập từng nguyên nhân cháy. Chẳng hạn không dùng nước để dập lửa cháy do dầu, thay vào đó dùng cát hoặc baking soda làm tắt lửa.
- Bơi lội: Ở tuổi này, trẻ cần biết cách bơi lội, thả nổi để cứu mình. Trẻ cũng có thể học cách cứu sống một đứa trẻ rớt xuống nước. Ngoài ra, kỹ năng hô hấp nhân tạo cũng cần biết.
- Bảo vệ ý kiến riêng: Ở tuổi này, trẻ không còn nhỏ để một dạ hai vâng trước bất kỳ ý kiến nào của cha mẹ. Con cần học cách bảo vệ ý kiến riêng của mình.
- Cho con khoản tiền riêng: Trẻ 12 tuổi cần có tài khoản ngân hàng riêng cho mình. Và để con học cách quản lý tài chính, con nên được dạy phương pháp “3 hũ tiền” cho các mục đích Để dành – Chi tiêu – Chia sẻ..
- Gắn kết với cộng đồng: Một đứa trẻ không thể trưởng thành nếu không gắn với cộng đồng. Ở tuổi này, bố mẹ có thể cho con tham gia các hoạt động cộng đồng, hướng đạo sinh, gây quỹ từ thiện.v.v..
- Tự chuẩn bị đến trường: Trẻ 12 tuổi không cần được bố mẹ lo cho từng chút khi đến trường nữa. Con phải biết tự chuẩn bị phần ăn, ủi quần áo…
- Chịu trách nhiệm với bài tập về nhà
- Gói ghém hành lý: Khi gia đình đi du lịch, con phải có vali riêng và tự chuẩn bị đồ đạc cho mình.
- Dạy con ứng xử với nhân viên phục vụ: Con cũng cần học cách gọi món ăn, cảm ơn người phục vụ mình khi đi du lịch. Văn hóa tiền tip cũng nên chia sẻ cho con biết, vì việc này thể hiện sự văn minh của khách du lịch.
- Dọn dẹp phòng ốc: Ở tuổi này, con có phòng riêng, nhưng không có nghĩa con muốn sống bầy hầy thế nào cũng được. Bố mẹ cần giám sát việc dọn dẹp không gian riêng của con, không thể để quần áo, vớ bẩn nhét dưới gầm giường, kẹt cửa.
- Dạy con dùng băng vệ sinh: Con gái 12 tuổi nên được mẹ hướng dẫn cách dùng băng vệ sinh và giữ cơ thể sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt. Nếu con chưa có kinh, mẹ cũng nên nói với con trước các biểu hiện con sẽ gặp khi có kinh, tránh cho trẻ bối rối.
Viết từ Greenpineresort
Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?
Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!
Đăng ký nhận sách miễn phí: Email : [email protected]