1. Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên:

Định mức tiết dạy của giáo viên được hiểu chính là giới hạn về số tiết mà mỗi giáo viên phải có trách nhiệm giảng dạy trong thời gian một tuần, bao gồm cả tiết dạy về lý thuyết và thực hành. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT (Bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) như sau:

– Định mức tiết dạy cho các giáo viên tiểu học được xác định là 23 tiết, đối với trung học cơ sở là 19 tiết và 17 tiết đối với trung học phổ thông.

– Định mức tiết dạy đối với những giáo viên giảng dạy tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở là 17 tiết, cấp trung học phổ thông là 15 tiết.

– Định mức tiết dạy dành cho những giáo viên tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, các trường, lớp học cho người khuyết tật, tàn tật được xác định là 21 tiết đối với cấp tiểu học và 17 tiết đối với cấp trung học cơ sở.

– Đối với những giáo viên tại các trường dự bị đại học có định mức tiết dạy là 12 tiết.

Lưu ý:

– Riêng đối với trường hợp giáo viên làm Tổng phụ trách đội thì định mức tiết dạy được xác định tùy theo xếp hạng của trường mình đang giảng dạy. Theo đó, giáo viên tại các trường hạng I sẽ là 2 tiết một tuần, hạng II là 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của cấp học.

– Do tính chất đặc thù mà định mức về tiết dạy của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được xác định trên cơ sở số tiết trên tuần nhân với số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. Theo đó, mỗi tuần hiệu trưởng có 2 tiết dạy và phó hiệu trưởng là 4 tiết dạy.

2. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn:

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT (Sửa đổi bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) với những giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn được giảm tiết dạy như sau:

– Giáo viên chủ nhiệm lớp tại các lớp, trường cho học sinh khuyết tật, tàn tật, trường dự bị đại học và các lớp thuộc cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần. Chủ nhiệm tại các lớp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (bao gồm cả trường nội trú, bán trú) và trường chuyên được giảm 4 tiết/tuần.

– Trường hợp các giáo viên đồng thời kiêm là trưởng phòng chức năng trong các trường dự bị đại học hay phụ trách phòng học bộ môn, tổ trưởng tổ bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.

– Đối với những giáo viên đồng thời làm tổ phó chuyên môn hay phó trưởng phòng chức năng trong các trường dự bị đại học đợc giảm định mức 1 tiết/ tuần.

– Đối với những công tác trong nhà trường như văn nghệ, thể dục, vườn trường, thiết bị, thư viện mà chưa có cán bộ chuyên trách và phải để giáo viên kiêm nhiệm thì những giáo viên này được giảm từ 2 – 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.

3. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường:

Thứ nhất, đối với trường hợp giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn:

Đọc ngay  Mách mẹ 9 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm bổ dưỡng, giúp tăng cân khỏe mạnh

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT (Sửa đổi tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) số tiết được giảm mỗi tuần đối với các giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, chi bộ tại các trường hạng I là 4 tiết và các trường hạng khác được tính là 3 tiết.

Thứ hai, đối với những giáo viên đồng thời kiêm công tác công đoàn thì định mức tiết dạy sẽ được giảm theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

– Trường hợp giáo viên mầm non đồng thời thực hiện về công tác công đoàn với vai trò là chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn sẽ được giảm 06 giờ dạy trong một tuần (210 giờ dạy trong một năm học). Trường hợp kiêm ủy viên, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách thì mỗi tuần được giảm 03 giờ dạy tương đương mỗi năm giảm 105 giờ dạy.

– Trường hợp kiêm nhiệm tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông, kể cả các trường phổ thông nhiều cấp học, trường chuyên biệt hay các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, thường xuyên:

+ Đối với các trường tiểu học (bao gồm cả trường chuyên biệt) kiêm nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn tại được giảm mỗi tuần 4 giờ dạy, tương đương 140 giờ dạy mỗi năm học và giảm 2 giờ dạy trong tuần (tương ứng 70 giờ trong năm học) đối với ủy viên, tổ trưởng, tổ phó công đoàn.

+ Riêng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông (kể cả trường chuyên biệt) và các trung tâm giáo dục thường xuyên chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn được giảm 3 giờ dạy mỗi tuần, tương ứng 105 giờ dạy mỗi năm học. Đối với ủy viên, tổ trưởng, tổ phó công đoàn được giảm 01 giờ dạy trong một tuần, tương đương là 35 giờ dạy trong một năm

+ Ở những trường có nhiều cấp học thì việc giảm giờ dạy đối với giáo viên trong công tác công đoàn sẽ được thực hiện theo mức giảm cao nhất đối với mỗi cấp học đã quy định ở trên.

– Giáo viên giảng dạy tại các trường trung cấp được giảm 76 giờ dạy trong năm đối với vai trò là chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn và giảm 38 giờ đối với các ủy viên, tổ trưởng, tổ phó công đoàn.

– Giảng viên trường cao đẳng, học viện, trường đại học và đại học: Đối với trường hợp nhà trường lựa chọn phương án giảm định mức giờ dạy thì mỗi năm học giảng viên kiêm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn được giảm 44 giờ, ủy viên, tổ trưởng, tổ phó công đoàn giảm 22 giờ dạy trong một năm học.

Thứ ba, với trường hợp giảng viên, giáo viên đồng thời thực hiện công tác bí thư, phó bí thư đoàn được hưởng chế độ giảm giờ dạy theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg.

Thứ tư, với các trường hợp giáo viên đồng thời là trưởng ban thanh tra hay chủ tịch, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết mỗi tuần.

Lưu ý:

Việc kiêm nhiệm của giáo viên được thực hiện phải đảm bảo không quá 2 chức vụ, chế độ giảm định mức tiết dạy được thực hiện dựa trên cơ sở định mức giảm của chức vụ có số tiết giảm cao nhất

4. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác theo quy định:

Tại Điều 10 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT (bổ sung bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy cho một số đối tượng sau:

Thứ nhất, với giáo viên được tuyển dụng thông qua hợp đồng làm việc lần đầu sẽ được giảm mỗi tuần 2 tiết dạy.

Thứ hai, với trường hợp giáo viên nữ đang nuôi con nhỏ từ 12 tháng tuổi trở xuống

– Trường hợp đang công tác tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông hay các trường dự bị đại học sẽ được được giảm 3 tiết mỗi tuần

– Nếu công tác tại các trường tiểu học giáo viên nữ trong trường hợp này được giảm 4 tiết mỗi tuần

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư! Xin luật sư giải đáp giùm nội dung sau:

Tôi có vợ là giáo viên đang công tác tại một trường tiểu học công lập trên địa bàn. Hiện nay vợ tôi đang nuôi con được 8 tháng tuổi. Vậy thì với trường hợp này vợ tôi có được giảm tiết dạy không? Theo như tôi được biết, trong quy định của pháp luật về lao động có nói đến chế độ lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong giờ làm việc. Vậy xin hỏi luật sư trường hợp này vợ tôi áp dụng chế độ này như thế nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, đối với chế độ giảm định mức tiết dạy trong trường hợp của vợ bạn.

Tại Điều 10 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (Bổ sung tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) có quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với một số đối tượng như sau:

” Điều 10. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác

1. Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 tiết/tuần.

2. Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học).

2a. Giáo viên nữ trường dự bị đại học có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần được giảm 3 tiết”

Đối chiếu với đối tượng được áp dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này bao gồm:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Văn bản này áp dụng đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm: trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường, lớp dành cho người khuyết tật (sau đây gọi chung là các trường phổ thông) và trường dự bị đại học

2. Quy định này không áp dụng với giáo viên giảng dạy ở cơ sở giáo dục phổ thông của nước ngoài mở tại Việt Nam và giáo viên giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục phổ thông”.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, trường hợp vợ bạn đang là giáo viên thuộc cơ sở giáo dục công lập cấp tiểu học và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng. Do vậy, trong trường hợp này, chế độ giảm định mức tiết dạy được áp dụng cho vợ bạn sẽ là 4 tiết mỗi tuần.

Thứ hai, đối với chế độ giảm giờ làm việc đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng

Tại Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (Bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về định mức tiết dạy đối với giáo viên như sau:

Điều 6. Định mức tiết dạy

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

Đọc ngay  DTV eBook - Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tải PRC/PDF/EPUB/AZW

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết

3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành”.

Như vậy, có thể thấy chế độ làm việc của giáo viên mang tính chất thời gian linh hoạt nên thông thường chế độ nghỉ 60 phút/ngày khi nuôi con nhỏ hơn 12 tháng tuổi không hẳn được áp dụng phổ biến.

Viết từ Greenpineresort

Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?

Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.
Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.
Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.
Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!

Đăng ký nhận sách miễn phí: Email : [email protected]