Quay quắt với một hình ảnh đối thoại
Hỏi: Gần đây anh còn được biết đến là người đi đầu trong chương trình vận động cho thương hiệu Việt được Chính phủ ủng hộ. Một doanh nghiệp (DN) bây giờ lo chuyện làm ăn, khuếch trương quy mô là đã vất vả rồi. Vì sao anh làm như vậy?
Đặng Lê Nguyên Vũ: Thương hiệu là hình ảnh của quốc gia. Thấy Toyota, Sony, Hitachi, JVC người ta biết đó là Nhật Bản. Thấy Mercedes là nghĩ ngay tới Đức. Thương hiệu trở thành một đại sứ, hình ảnh đối thoại của một quốc gia, một dân tộc.
Tôi luôn trăn trở về hình ảnh đối thoại của quốc gia mình. Ai biết đến ta? Nếu không thì mình cứ mãi ăn xổi ở thì. Chúng ta có thể có những DN gia công có hàng ngàn công nhân, tạo ra giá trị hàng triệu đô-la nhưng cũng chỉ thuần túy gia công mà thôi. Điều đó cũng tốt nhưng chưa tự chủ, chưa bền vững.
Tôi coi bộ phim Cuộc chiến 10.000 ngày, từ Điện Biên Phủ tới chiến dịch Hồ Chí Minh và trăn trở: chỉ cần một nửa tinh thần dân tộc như ngày xưa thì chúng ta có thể làm được mọi thứ, xây dựng một hình ảnh Việt Nam rực sáng.
Phải giàu cho cả dân tộc lên ngôi
Hỏi: Có ai nói anh bốc đồng không?
Đặng Lê Nguyên Vũ: Mỗi người tự chọn một cách sống. Thủ tướng Phan Văn Khải gọi những người làm ăn, các doanh nhân là “chiến sĩ thời bình”. Tôi chọn mình làm người chiến sĩ ấy. Vấn đề là lớp chiến sĩ này phải được trang bị một hệ thống lý luận, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và lý tưởng thời đại chứ không phải làm kinh doanh là chỉ biết lấy lời. Làm được điều đó mới tăng sức mạnh quốc gia, “chơi” được với bên ngoài. Còn hiện nay những gì đang diễn ra trên thị trường là ta đang bị xâm lăng, bằng văn hóa, bằng hàng hóa. Nếu không tạo ra một sức đề kháng cần thiết thì chúng ta sẽ là một thứ nô lệ mới.
Hỏi: Trăn trở này có từ khi anh bắt đầu làm ăn hay khi còn đi học?
Đặng Lê Nguyên Vũ: Tôi đọc Lưu Trọng Lư khi còn đi học và bị ám ảnh suốt bởi những câu ông nói về giới hạn của cuộc sống. Năm tôi 16-17 tuổi, ba tôi bị bệnh nặng mà vay mượn hết trong đại gia đình không tìm đâu đủ 2 triệu đồng để chạy thuốc thang. Tôi thề không quên những ngày tháng khó khăn đó. Bây giờ tôi không giàu bằng người khác nhưng cũng đầy đủ. Nhưng trong lòng tôi lúc nào cũng trăn trở. Không thể chỉ đổi đời cho riêng mình vì điều đó không có ý nghĩa gì. Phải có đóng góp cho một cuộc đổi đời, lên ngôi chung của cả dân tộc.
Hỏi: Có người nói thế này: nông dân trồng cà-phê thì rất nghèo nhưng ông chủ của Cà phê Trung Nguyên thì rất giàu.
Đặng Lê Nguyên Vũ: Tôi từng là người nông dân trồng cà-phê. Hãy nhìn Thụy Sĩ kia: họ có trồng được cây cà-phê nào đâu nhưng họ làm giàu với Nescafe, hay người Mỹ với hiệu Starsbucks. Trong hệ thống của tôi, Trung Nguyên giải quyết việc làm cho mười mấy ngàn người. Tôi không phải là người bán cà-phê đơn thuần: chúng tôi có mục tiêu xây dựng một hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu Việt. Trong mỗi sản phẩm Trung Nguyên tới đây, chúng tôi gửi đi một thông điệp: hãy dùng hàng Việt Nam. Tất nhiên, nếu chất lượng hàng đó xứng đáng.
Tuyên chiến với… “đại gia”
Hỏi: Trung Nguyên làm mưa làm gió với cà-phê trong nước. “Nó” có dám “đấu” với cà-phê ngoại không?
Đặng Lê Nguyên Vũ: Chúng tôi đang khơi mào một “cuộc chiến” với một “đại gia” nước ngoài vốn khuynh đảo thị phần cà-phê đóng gói ở Việt Nam, một cuộc chiến không giấu giếm và chỉ mới tám tháng thôi sản phẩm G7 của Trung Nguyên đã làm họ có khó khăn.
Đứng lên “chơi” với những tập đoàn đa quốc gia. Tại sao không?
Để làm điều này, tôi mời hai công ty quảng cáo tới. Khi nghe tôi trình bày ý định, một người nói gậy tầm vông mà đòi chơi với xe tăng, thiết giáp! Người kia kể: “Ở nhà tôi có nuôi hồ cá. Thả miếng bánh vào, con cá lớn táp trước. Những mẩu bánh vụn vung vãi dành cho lũ cá nhỏ. Trung Nguyên nên làm con cá nhỏ”. Tôi không chấp nhận sự khiếp nhược đó. Tại sao tôi không thắng một kẻ mạnh hơn tôi ngay trên đất nước mình? Mục tiêu chúng tôi đầy tham vọng: không chỉ chiếm thị phần mà đánh bại “đại gia” đó tại Việt Nam trước đã. Đã đến lúc chủ động “chơi” chứ không đợi người ta “đánh” rồi mới loay hoay phản kích.
ĐẶNG ĐẠI thực hiện(Báo Tuổi trẻ)
………………………….
(*) Danh hiệu này được trao lần đầu tiên vào năm 1999, nhà DN trẻ ở VN đầu tiên được nhận danh hiệu là anh Võ Quốc Thắng, Tổng giám đốc Công ty Gạch Đồng Tâm.
Viết từ Greenpineresort
Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?
Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!
Đăng ký nhận sách miễn phí: Email : [email protected]