Dạy con biết cách đứng lên sau khi thất bại, vấp ngã hiện vẫn còn khá mới mẻ với bậc cha mẹ. Trong cuộc sống không thể nào cứ mãi êm đẹp và bình yên. Vì vậy việc dạy con trẻ biết cách chấp nhận và vươn lên sau mỗi lần thất bại là điều mà bậc phụ huynh nào cũng nên làm. Dưới đây là vài cách giáo dục con trẻ vượt qua thất bại.

Cách dạy con sai lầm về thất bại của cha mẹ thường thấy

Không quan tâm con trẻ

Đứa trẻ gặp thất bại đầu đời thường sẽ không biết cách vượt qua vì còn thiếu kinh nghiệm. Lúc này, trẻ dễ rơi vào tâm trạng tụt dốc, không thể vượt qua thất bại để tiếp tục vươn lên. Nếu gia đình không can thiệp ngay, mà để trẻ tự cố gắng thì tình hình có thể ngày càng tệ hơn và rơi vào bế tắc.

Cha mẹ cần cùng thảo luận với trẻ để tìm ra nguyên nhân thất bại, từ đó rút kinh nghiệm. Thay vì không có sự hỗ trợ nào mà để mặc tâm trạng và thái độ không tốt của trẻ như khóc lóc, đập phá hay suốt ngày ủ rũ.

cách dạy trẻ chưa đúng đắn

Coi thất bại là chuyện hiển nhiên

Những cha mẹ luôn đánh giá thấp khả năng của con mình, ít kì vọng, luôn coi con là đứa kém cỏi, thất bại là đương nhiên thì trẻ cũng sẽ có tâm lý như vậy. Chúng sẽ ỷ lại, không chịu cố gắng, cho rằng có cố gắng cũng vô ích. Bị cha mẹ đánh giá thấp khả năng, trẻ sẽ thiếu niềm tin vào bản thân, thiếu ý chí phấn đấu. Chúng nghĩ dù sao bố mẹ cũng chẳng mong đợi gì ở mình, không làm được thì thôi. Khi thất bại trở thành chuyện đương nhiên, chẳng có gì quan trọng thì người ta sẽ không cần cố gắng để thành công nữa.

Đọc ngay  Tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Cách nuôi dạy con chấp nhận thất bại đúng đắn

Không nói nặng lời, chỉ trích con về điểm số

Cha mẹ luôn nghĩ rằng thương cho roi cho vọt nên sợ rằng không phê phán con thì con sẽ không có chí cầu tiến, không chịu khó học hành. Bệnh thành tích xưa nay vẫn là 1 căn bệnh phổ biến trong giáo dục. Trong ngôi trường này, con bạn đã biết làm sao để học tốt mà không thua thiệt bạn bè rồi. Cha mẹ nói thêm cũng chẳng được gì đâu, chỉ làm cho con thêm ức chế mà thôi. Điều này có vẻ rất khó nhỉ. Nếu vậy thì giảm bớt được những lời chỉ trích bao nhiêu sẽ tốt bấy nhiêu. Đặt ra cho con một tiêu chuẩn phải vượt qua tùy thuộc vào khả năng của con, tiêu chuẩn đó phải vừa sức với con.

không chỉ trích điểm số với con

Khi trẻ gặp thất bại hãy động viên chúng

Các cha mẹ chú ý, để có thành công, con cần có thất bại. Nếu con bị chỉ trích, con sẽ ức chế và khó chịu. Điều này có thể sẽ tạo ra một vài tính xấu cho con như: nói dối để che dấu không thừa nhận thất bại, ghen tị với bạn bè, nói xấu thầy cô giáo. Những khi con thất bại, cha mẹ cần động viên con rằng lần sau con cố gắng hơn. Mọi chuyện sẽ tốt hơn rất nhiều. Lúc đó con sẽ có động lực để phấn đấu nhiều hơn.

Dạy con chấp nhận và đối mặt với thất bại

Nếu con bạn đang gặp vấn đề về kì thi trượt hoặc điểm số không như mong muốn. Bạn có thể gọi con vào và nói chuyện. Bạn nên giải thích nguyên nhân và trình bày cho con hiểu không có ai là không mắc sai lầm. Giảng giải cho con biết về cách chấp nhận thất bại và cố gắng cho lần tiếp theo là bài học hay hơn cả.

dạy con đối mặt thất bại

Dạy con cách chấp nhận thử thách thêm lần nữa

Khi con đã thất bại, thay vì chỉ trích, cha mẹ động viên con chấp nhận thử thách lần 2. Phân tích kĩ để rút kinh nghiệm và liên tục nói: tin tưởng con sẽ chiến thắng. Nếu các cha mẹ làm tốt việc này, con sẽ dễ dàng vượt qua thử thách. Nếu con thất bại đã ngay lập tức đầu hàng thì mọi việc sẽ ngày càng tồi tệ đi. Nhưng chấp nhận thử thách lần 2, 3, 4… và tìm cách vượt qua sẽ cho con nhiều động lực hơn. Khi ấy, dù con thành công hay không, thì con vẫn sẽ học được vô khối bài học làm người.

Đọc ngay  TOP 17 phim Kevin Hart hay nhất nên xem | Nghệ sĩ hài tài năng

Dạy trẻ chịu chấp nhận thua

dạy con chấp nhận thất bại

Khi con trẻ tranh cãi, chắc chắn các cháu đều thích cãi thắng. Đặc biệt, khi con ở lớp và tranh cãi với bạn bè. Tuy nhiên, nếu các cha mẹ phân tích cho con rằng: tranh cãi thắng chẳng đem lại điều gì. Đôi khi con nhường bạn chút ít sẽ tốt hơn, thì các con sẽ giảm dần tính háo thắng. Ngay khi còn bé, bạn cần dạy con cách nhường nhịn người thân, anh chị em ruột. Biết cách kiềm chế cảm xúc khi tức giận để dừng việc tranh cãi sẽ hay hơn là cứ tiếp tục 1 câu chuyện không có hồi kết. Con bạn sẽ dần hiểu ra và tự điều chỉnh cảm xúc linh hoạt hơn. Chúng sẽ biết cách thể hiện và rút kinh nghiệm khi nhận thấy sai lầm.

Để biết thêm được nhiều thông tin thú vị khác, bạn có thể truy cập vào website duyên dáng spa để biết thêm nhé!

“Trích dẫn từ website: 24h.com.vn

Viết từ Greenpineresort

Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?

Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.
Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.
Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.
Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!

Đăng ký nhận sách miễn phí: Email : [email protected]

Đọc ngay  Người Đức Dạy Con Ngủ Ngon Giấc