Salamanca Market

Địa chỉ: Salamanca Place, HobartThời gian mở cửa: 8:30am-3:00pm thứ 7 hàng tuần (trừ Giáng Sinh và Anzac Day) Giá vé: $20 người lớn, $15 concession, miễn phí cho trẻ em dưới 18 tuổi và người dân địa phương.

Chợ Salamanca là một trong những chợ trời sôi động và được yêu thích nhất tại Tasmania. Được tổ chức tại Salamanca Place, cạnh bờ sông Hobart, chợ Salamanca diễn ra vào thứ 7 hàng tuần từ 8:30am đến 3:00pm, trừ ngày Giáng Sinh (25/12) hoặc Anzac Day (25/04) khi chợ được tổ chức vào Chủ nhật. Bạn có thể mất vài giờ để khám phá hơn 300 gian hàng và tận hưởng những trải nghiệm hình ảnh, âm thanh và màu sắc phong phú của một trong những chợ trời hàng đầu nhất nước Úc.

(Source: Internet)

Chợ Salamanca là một sự pha trộn giữa truyền thống và hiện đại, nơi bạn có thể tìm thấy những món hàng thủ công truyền thống và hiện đại, những quyển sách cũ nằm lẫn trong những tác phẩm mới xuất bản; hay các món đồ cổ, tranh ảnh được đặt bên cạnh những tác phẩm nghệ thuật đương đại. Tại đây du khách có thể tìm thấy những mòn quà lưu niệm truyền thống phản ảnh sự đa dạng của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Tasmania.Chợ Salamanca là một trải nghiệm đặc biệt, đầy màu sắc và sống động và đã giành được nhiều giải thưởng xuất sắc. Trong năm 2016 và 2017, chợ Salamanca đã giành chiến thắng trong hạng mục Major Festivals and Events tại Tasmanian Tourism Awards và tiến vào vòng chung kết của Australian Tourism Awards.

Salamanca Place

Salamanca Place, với các toà nhà bằng đá sa thạch là một địa điểm thu hút khách du lịch tại trung tâm thành phố Hobart. Được xây dựng từ năm 1835 đến 1860, những toà kiến trúc phong cách Georgian xinh đẹp này từng là các nhà khi dọc theo trung tâm thành phố Hobart trước đây. Hiện nay, nơi đây được sử dụng để làm các phòng trưng bày, quán cafe, nhà hàng và các cửa hàng. Du khách khi đến đây sẽ có cơ hội được dùng bữa tối ngoài trời tại các nhà hàng dọc bờ đá cuội, mua sắm các loại đồ cổ và đồ lưu niệm, hoặc ghé thăm các phòng trưng bày, các khu biểu diễn nghệ thuật và studios tại Salamanca Art Centre.

Được xây dựng từ năm 1835 đến 1860, Salamanca Place, với các toà nhà bằng đá sa thạch theo phong cách Georgian xinh đẹp, là một địa điểm thu hút khách du lịch tại trung tâm thành phố Hobart. (Source: Internet)

Vào các thứ 7 hàng tuần, du khách và người dân địa phương thường đổ xô đến Salamanca Market – với hơn 300 gian hàng buôn bán các mặt hàng từ đồ trang sức thủ công và đồ gỗ đến các sản phẩm tươi sống. Ngoài ra, bến tàu Constitution Dock gần đó là nơi ưa thích để mua hải sản tươi sống cũng là điểm kết thúc của cuộc đua thuyền buồm từ Sydney đến Hobart. Từ Salamanca Place, khách du lịch có thể đến Kelly Steps từ Battery Point, một vùng ngoại ô đẹp như tranh bên bờ biển với những ngôi nhà cổ xưa. Nằm cạnh Salamanca Place, Parliament House được mở cửa cho khách tham quan khi Quốc hội có phiên họp.

Museum Of New Art – MONA

Địa chỉ: 655 Main Road, Berriedale, HobartThời gian mở cửa: 10am-5pm hàng ngày, đóng cửa vào thứ 3 hàng tuần và ngày Giáng Sinh (25/12). Giá vé: $20 người lớn, $15 concession, miễn phí cho trẻ em dưới 18 tuổi và người dân Tasmania

Bảo tàng nghệ thuật đương đại – MONA – tại Hobart là bảo tàng tư nhân lớn nhất của Úc và một trong những bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và cổ vật lớn nhất trên thế giới. Được miêu tả bởi chính chủ sở hữu của nó – David Walsh – như là một “Disneyland dành cho người lớn”, với khoảng 300 tác phẩm nghệ thuật, chiếm trọn 3 tầng bảo tàng, cảc tác phẩm trưng bày ở đây bao gồm mọi thứ từ xác ướp Ai Cập cổ đại đến một số tác phẩm nghệ thuật đương đại nổi tiếng và ấn tượng nhất thế giới.

Bảo tàng nghệ thuật đương đại – MONA – tại Hobart là bảo tàng tư nhân lớn nhất của Úc và một trong những bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và cổ vật lớn nhất trên thế giới. (Source: Internet)

Sau khi tiến vào tiền sảnh của bảo tàng ở tầng trệt, du khách có thể sẽ bước xuống một cầu thang xoắn ốc đến một phòng trưng bày dưới lòng đất, nơi trưng bày hàng loạt những tác phẩm nghệ thuật, từ Sidney Nolan’s Snake đến xác ướp Ai Cập, và một cỗ máy biến thức ăn thành bùn nâu. Các thiết bị màn hình cảm ứng cầm tay cung cấp thông tin chú thích cho các tác phẩm ở đây. Ngoài ra, trong khuôn viên rộng 3.5ha là một tổ hợp các khu vui chơi giải trí, nhà hàng, thư viện, rạp chiếu phim và các khu nhà ở, nhà máy rượu vang và vườn nho Moorilla, hầm rượu và quầy bar cao cấp.Cách phổ biến nhất để đến MONA là bắt chuyến phà cao tốc trong 30 phút dọc theo bờ sông Derwent, dừng ngay trước bảo tàng.

Đọc ngay  Thực hư chuyện một ‘ni cô’ đến với giáo điểm Tin Mừng

Port Arthur Historic Site

Địa chỉ: 6973 Arthur Highway, Port Arthur Thời gian mở cửa: Từ 9:00am đến hoàng hôn mỗi ngày. (ngoại trừ Giáng Sinh – 9:00am-3:00pm) Giá vé: $39 người lớn, $32 concession, $ 17 trẻ em

Mặc dù (hoặc bởi vì) quá khứ khét tiếng của nó, khu trại giam Port Arthur, cách Hobart khoảng 1 giờ lái xe về phía đông nam, trở thành một trong những địa điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất tại Tasmania, cũng như tại Úc. Những di tích này là một phần của những Australian Convict Sites World Heritage Property. Tại đây, vào năm 1830, Thống đốc Sir George Arthur đã thành lập một trại tập trung tàn bạo, nơi các tù nhân bị buộc phải khai thác than trong các mỏ than và khai thác gỗ.

Port Authur là một phần của những Australian Convict Sites World Heritage Property. (Source: Internet)

Mặc dù đã trải qua một trận hoả hoạn tàn phá vào năm 1897, những phần còn lại của khu nhà này vẫn được bảo tồn, bao gồm tháp canh, nhà thờ, các nhà tù kiểu mẫu và bệnh viện. Du khách cũng có thể tìm kiếm lịch sử của Port Arthur qua các tài liệu và dấu tích của khu trại giam tại bảo tàng, ghé thăm Coal Mines Historic Site ở gần đó hoặc tham gia vào chuyến thăm quan “Ghost Tour” tổ chức vào cuối mỗi ngày. Sau khi thang Port Arthur, bạn có thể lái xe dọc bờ biển để khám phá những vách đã cao vút và những vịnh nhỏ ẩn nấp sau bán đảo Tasman – Tasman Peninsula.

Cradle Mountain-Lake St Clair National Park

Ở phía bắc của khu vực di sản thiên nhiên thế giới của Tasmania, Công viên Quốc gia Cradle Mountain – Lake St Clair là được coi là viên ngọc quí trên vương miện của các kì quan thiên nhiên của bang Tasmania. Những ngọn núi phủ đầy tuyết, những mặt hồ lấp lánh, những rừng sồi cao vút, những vùng núi cao nhiệt đới và những đỉnh núi đá lởm chởm, bao gồm cả ngọn Mount Ossa cao 1,616m – đây là đỉnh núi cao nhất trên đảo – là một số đặc điểm ngoạn mục nhất tại đây. Đây là một trong những địa điểm tuyệt vời cho những người đam mê hiking. Những cung đường đi bộ phổ biến nhất bao gồm Lake Dove Walk với tầm nhìn tuyệt đẹp hướng Cradle Mountain (1,545m); và Weindorfer Walk với 6km đường vòng quang những khu rừng rậm rạp.

Lake St Clair được công nhận là hồ nước ngọt sâu nhất của Úc. (Source: Internet)

Khu vực phía bắc của Cradle Mountain-Lake St Clair National Park được coi là một trong những khu vực đặc sắc nhất ở đây. Từ đỉnh núi Cradle Mountain, du khách có thể tận hưởng quang cảnh ngoạn mục của những vùng cao nguyên trung tâm. Một địa điểm nối tiếng khác tại đây là đường mòn Overland Track dài 80km, từ Cradle Valley đến Lake St Clair, hồ nước sâu nhất của Úc.

Freycinet National Park

Công viên quốc gia Freycinet – Freycinet National Park – một trong những Di sản Thế giới, nằm trên bờ biển tương đối đầy nắng của Tasmania, là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lâu đời và xinh đẹp nhất của Úc. Ngôi sao của bán đảo đẹp như tranh vẽ này là đường cong tuyệt đối của bãi biển cát trắng phau nằm bên cạnh vịnh Wineglass xanh trong.

Vịnh Wineglass là một trong những bãi biển được lên postcard nhiều nhất tại Úc và được xem là một trong mười bãi biển đẹp nhất thế giới. (Source: Internet)

Với 20 phút đi bộ từ điểm Lookout đến phía nam của vịnh Wineglass, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của Hazards, với ba vách đá granite màu hồng nổi bật vươn ra biển. Thời điểm tốt nhất để chụp ảnh các đỉnh núi là vào lúc bình minh và hoàng hôn khi màu sắc của chúng trở nên sâu sắc hơn trong ánh nắng vàng. Xuyên qua công viên là những cung đường hiking nối từ những vùng hoang sơ đến những vịnh hẻo lánh và những điểm ngắm cảnh. Tại lối vào của Freycinet National Park, các khu nghỉ mát tại Coles Bay là nơi dừng chân tuyệt vời để đi bộ và leo lên những ngọn đồi xung quanh. Những người yêu thích thiên nhiên có thể khám phá toàn bộ khu vực này bằng cách lái xe dọc theo tuyến đường East Coast Escape.

Franklin-Gordon Wild Rivers National Park

Một Di sản Thế giới khác của Tasmania được UNESCO công nhận là Công viên Quốc gia Granklin-Gordon Wild River. Công viên quốc gia này là một trong những biểu tượng về chiến thắng trong bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng nhất của Úc. Trong những năm 70 và 80, khu vực này với một hệ thống rừng nguyên sinh hùng vĩ, những hẻm núi dốc đứng và những con sông hung dữ đã tạo ra một cuộc tranh cãi hay gắt trong dự án xây đập sông Franklin. Cuối cùng, với chiến dịch “No Dams!”, những người bảo vệ đã chiến thắng và vẻ đẹp hoang dã của sông Franklin và khu vực xung quanh vẫn được bảo tồn cho tới ngày nay.

Đọc ngay  Du lịch Thái Lan 5N4Đ -Bangkok – Pattaya ưu đãi giá tốt từ TP.HCM

Công viên quốc gia Franklin-Gordon Wild Rivers là một trong những biểu tượng về chiến thắng trong bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng nhất của Úc. (Source: Internet)

Ngày nay, công viên này là trái tim của khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới của Tasmania, bao gồm cả ngọn Frenchman’s Cap với độ cao 1,443m. Các khu vực sơ khai tại đây là bằng chứng của di sản bản địa phong phú kéo dài hơn 36,000 năm. Một địa điểm nổi bật khác tại đây là Donaghys Lookout Walk. Du khách cũng có thể khám phá công viên bằng xe hơi dọc theo con đường cao tốc Lyell Highway; hoặc bằng tàu du lịch trên sông từ làng ven biển phía tây Strahan.

Tasman National Park

Trên bán đảo Tasman đầy gió, cách Hobart 56km về phái đông, Công viên Quốc gia Tasman bảo vệ một số trong những cảnh quan ven biển ngoạn mục nhất của Úc. Những vách đá cao chót vót vươn 300m ra biển, những hòn đảo nhỏ, những thác nước là những minh chứng rõ ràng cho sự bào mòn không ngừng qua hàng triệu năm của gió và nước tại đây. Blowhole và Tasman Arch là hai trong số địa điểm nổi tiếng nhất tại đây. Một số địa điểm nổi bật khác bao gồm Remarkable Cave, Waterfall Bay và Devil’s Kitchen – một mái vòm đá đã bị sập.

Tasman Arch là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất tại Tasman National Park. (Source: Internet)

Hệ thống động vật hoang dã phong phú tại đây cũng là một trong những điểm thu hút nhất của Công viên Quốc gia Tasman. Ngoài các loài chim quí hiếm, khu vực này còn là nơi cư trú của nhiều loại động vật khác như hải cẩu, cá heo, cá voi, chim cánh cụt và possums. Du khách có thể tham quan bằng xe du lịch, hoặc đi bộ dọc theo con đường mòn trên vách đá; hoặc ngắm nhìn toàn cảnh những vách đá từ thuyền du lịch. Khu vực tận cùng phía nam của công viên là địa điểm yêu thích của những nhà leo núi chuyên nghiệp với các vách đá dolerite dựng đứng; trong khi Pirate’s Bay nổi tiếng với những chiếc tàu lượn.

Mount Field National Park

Mount Field National Park là một trong những công viên quốc gia lâu đời nhất tại Úc, với những khu rừng nhiệt đới hùng vĩ, những vùng núi cao và những thác nước tuyệt đẹp. Những con đường mòn đi bộ tuyệt đẹp đi xuyên qua công viên thường xuyên bị bao phủ bởi băng tuyết, thậm chí ngay cả trong mùa hè. Thậm chí, lối đi bộ Russell Falls Nature Walk đi đến những tác nước ba tầng tại đây vẫn thích hợp cho người khuyết tật. Khách tham quan cũng có thể đi bộ xung quanh Lake Dobson, và những người có kinh nghiệm hơn còn có thể chọn các tuyến đừng khó khăn thử thách hơn. Công viên Quốc gia Mount Field cũng là khu vực trượt tuyết nổi tiếng trên thế giới vào mùa đông. Vào mùa thu, công viên này được bao phủ bởi màu vàng, cam và đỏ. Con hổ Tasmania cuối cùng đã bị bắt ở khu vực này vào năm 1930. Mount Wellington (kunanyi) Thời gian mở cửa: 8am-8pm vào mùa hè; 8am-4:30pm vào mùa đông Miễn phí vé vào cửa Nằm ở phía tây của thành phố Hobart, Mount Wellington – còn gọi là kunanyi trong tiếng địa phương – có độ cao 1,270 m so với mực nước biển. Nằm ở phía tây của thành phố Hobart, Mount Wellington có độ cao 1,270 m so với mực nước biển. (Source: Internet) Khi đến đây, du khách có thể đi dọc đường mòn dài 21km bắt đầu Pinnacle – khu vực thường xuyên bị bao phủ trong tuyết – và chiêm ngưỡng bao quát toàn thành phố Hobart, thung lũng Derwent và kênh D’Entrecasteaux. Tại đỉnh núi, là một con đường lát gỗ dọc “trên mây” và một gian hàng trưng bày những bức ảnh cũ về Hobart và Mount Wellington. Ngọn núi này là địa điểm phổ biến để đi bộ và đi xe đạp xuyên qua những khu rừng mưa ôn đới; trong khi vách đá Organ Pipes là nơi nổi tiếng cho những người thích bộ môn leo núi đá. Lưu ý khi đến đây dành cho khách du lịch nên mặc ấm áp vì thời tiết ở đây nổi tiếng là bất thường. The Nut Tại bờ biển phía tây bắc của Tasmania, The Nut là một miệng núi lửa cao 143m, tại thị trấn Stanley. Matthew Flinders, người đến đã đến đây vào năm 1798, cho rằng ngọn núi này giống như một chiếc bánh Giáng Sinh với các cạnh tròn và bề mặt phẳng. The Nut là một miệng núi lửa cao 143m tại thị trấn Stanley, phía tây bắc của Tasmania. (Source: Internet) Những người tham qua có thể leo theo những con đường dốc tới Pinnacle, mất khoảng 15 phút; hoặc sử dụng cáp treo cho những shot hình tuyệt vời. Trên đỉnh của The Nut, các con đường mòn với nhiều độ dài khác nhau dẫn du khách qua những cánh rừng rậm rạp với tầm nhìn 360 độ ra bờ biển uốn lượn, ngôi làng Stanley cổ kính và những nông trại xung quanh. Bruny Island Khoảng 55 phút Hobart bằng xe hơi và phà, Burny Island là địa điểm phổ biến cho những chuyến du kịch trong ngày của những tín đồ ăn uống và những người yêu thích thiên nhiên. Hòn đảo này nằm trên D’Entrecasteaux Channel, từ thị trấn ven biển Kettering. Burny Island nổi tiếng với cách chế biến món ăn ngon miệng như chocolate tự làm, các loại dâu địa phương, các loại phomai thủ công và những con hàu mọng nước – du khách có thể trực tiếp nếm thử khi tham gia các tour du lịch. The Neck là dải đất hẹp nối khu vực phía bắc và nam của Bruny Island. (Source: Internet) South Bruny National Park, ở mũi phía nam của hòn đảo này, đem đến một cảnh biển tuyệt đẹp với những bãi biển nằm nép mình bên những vách đá xanh thăm thẳm. Du khách có thể khám phá công viên trên du thuyền sinh thái hoặc đi bộ trên những con đường mòn tự nhiên. Hệ thống động vật hoang dã ở đây rất phong phú, với từng đàn hải cẩu và chim cánh cụt ở ngoài khơi, gấu túi, thú lông nhím và wallabies. Được xây dựng bởi những tù nhân từ năm 1836 đến năm 1838, ngọn hải đăng Cape Bruny mang đến một tầm nhìn tuyệt đẹp ra Nam Đại Dương.

Đọc ngay  Làng Lụa Tân Châu An Giang

Viết từ Greenpineresort

Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?

Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.
Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.
Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.
Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!

Đăng ký nhận sách miễn phí: Email : [email protected]