Chuột rút khi bơi do rất nhiều nguyên nhân gây nên và không trừ bất cứ ai kể cả người đã có kinh nghiệm bơi lâu năm. Vậy nguyên nhân của tình trạng trên là gì, ai hay gặp phải và phải xử trí như thế nào để vượt qua. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Tìm hiểu về chuột rút

Bị chuột rút là một trải nghiệm không mấy được mong đợi vì không những làm gián đoạn hoạt động, công việc đang làm mà còn khiến người bị rơi vào trạng thái đau đớn tột cùng. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào kể cả trẻ nhỏ hay người lớn tuổi. Đặc biệt chuột rút thường xảy ra vào thời điểm con người thực hiện các vận động mạnh dùng tới cơ bắp nhiều như khi chạy bộ, khi quan hệ tình dục và khi bơi.

Chuột rút khi bơi là gì? Có nguy hiểm không?

Chuột rút khi bơi là tình trạng các cơ trên cơ thể bị co rút đột ngột gây đau đớn dữ dội trong lúc người bệnh đang thực hiện hoạt động bơi lội. Chuột rút có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, nhưng phổ biến nhất là tại: Đầu gối, cổ chân, hông, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng,…

Đừng chủ quan với việc bị chuột rút khi bơi. Vì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Đang bơi mà bị chuột rút không những đau đớn mà còn là nguyên nhân chính dẫn đến đuối nước và tử vong rất nguy hiểm. Vì vậy cho dù đã bơi lội lâu năm bạn cũng nên cảnh giác với triệu chứng chuột rút khi bơi.

Nguyên nhân và đối tượng của chuột rút khi bơi

Chuột rút khi bơi có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, bất cứ lứa tuổi nào. Những vận động viên bơi lội chuyên nghiệp hay những người bơi lâu năm cũng không tránh khỏi bị cơn chuột rút ghé thăm.

Nếu cơn chuột rút xảy ra ở người chưa biết bơi hoặc mới chỉ đang tập bơi thì mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao hơn. Vì những đối tượng trên chưa có kinh nghiệm xử lý và chưa thích nghi được với môi trường nước. Đối tượng bị chuột rút nhiều nhất là người hay chơi thể thao và người cao tuổi.

Đọc ngay  KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ > Thủ thuật

Nguyên nhân gây chuột rút khi bơi thường do 3 nguyên nhân chính sau:

  • Người bệnh quên khởi động trước khi bơi hoặc khởi động qua loa không kỹ.
  • Trong quá trình bơi dùng quá nhiều sức, không chịu dừng lại khi cơ thể mệt mỏi phát tín hiệu cảnh báo.
  • Cơ thể thiếu hụt canxi hoặc các dưỡng chất cần thiết khác giúp cơ khỏe mạnh, dẻo dai.

Các chuyên gia khuyến cáo chỉ cần ăn uống đầy đủ và khởi động thật kỹ trước khi xuống nước bơi là bạn có thể hạn chế 50% nguy cơ bị chuột rút. Ngoài ra không nên xuống nước bơi trong tâm trạng căng thẳng, mất ngủ và mệt mỏi các cơ.

Biện pháp xử trí tại chỗ khi bị chuột rút

Đầu tiên hãy giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn quá mức. Sau đó lên tiếng nhờ sự giúp đỡ của mọi người bằng cách một tay bơi tay còn lại phát tín hiệu. Khi bị chuột rút dưới nước hãy cố gắng thả lỏng cơ thể, ngửa người xuôi theo dòng nước, hai tay quặp vào tạo góc 90 độ và các ngón tay hướng lên trời, hơi co gối lại. Như vậy một phần cơ thể bạn sẽ chìm nhưng mặt, mũi thì vẫn nổi và đủ thời gian chờ người đến cứu.

Nếu xung quanh chỗ bơi không có ai cả, hãy tự cứu mình bằng cách đừng cố giãy giụa. Vì làm vậy sẽ khiến bạn nhanh mất sức và chìm nhanh hơn. Hãy cứ bình tĩnh và thả nổi, chỉ cần nổi được là có cơ hội sống. Nếu bị chuột rút ở tay hãy nắm chặt bàn tay sau đó xòe các ngón và lặp đi lặp lại động tác nhiều lần.

Nếu bị chuột rút ở đùi hoặc ngón chân hãy dùng ngón tay đối diện kéo ngược chân đó lên thân người và dùng tay cùng bên với chân còn lại ấn vào đầu gối nơi chuột rút giúp chân duỗi thẳng ra được. Như vậy là bạn có thể tự cứu sống mình khỏi cơn chuột rút khi bơi rồi.

Cách phòng ngừa bị chuột rút khi bơi

Chuột rút khi bơi là tình trạng nguy hiểm không chỉ gây đau đớn mà còn có nguy cơ đuối nước tử vong. Hãy tuân thủ các lưu ý sau để phòng ngừa tình trạng đi bơi bị chuột rút:

  • Khởi động thật kỹ trước khi xuống nước nhất là khi trời lạnh hoặc nhiệt độ nước thấp.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, nhất là vào mùa hè nóng bức đổ nhiều mồ hôi.
  • Nên chạy cự ly ngắn, thay đổi tốc độ chạy sau đó về trạng thái cân bằng để các cơ bắp được khởi động.
  • Nhất định không nên bỏ qua việc khởi động các khớp đốt sống cổ, khớp gối, khớp hông và ngón chân.
  • Nếu mới tập bơi, tuyệt đối không bơi ở khu vực nước sâu.
  • Không nên mang chân vịt khi bơi nếu chưa thật nhuần nhuyễn vì chúng tạo áp lực cho mũi chân làm tăng nguy cơ chuột rút.
  • Khi bơi cần phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng và thoải mái nhất.
  • Nếu thấy mệt và đuối sức không nên cố bơi nữa. Hãy giảm tốc độ và vào bờ khi thấy mệt mỏi.
  • Không nên xuống nước bơi khi bụng đang quá đói hoặc quá no, cơ thể mệt mỏi. Vì khi đó cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho các cơ dễ gây ra chuột rút.
  • Bệnh nhân tim mạch, tiểu đường không nên bơi.
  • Người lớn tuổi nếu muốn bơi cần kiểm tra sức khỏe tổng quát trước nếu đáp ứng nhu cầu mới nên bơi.
  • Sau khi bơi tiến hành nghỉ ngơi tầm 15 phút rồi tắm lại bằng nước ấm và thực hiện kéo giãn cơ.
Đọc ngay  16 cách hết buồn ngủ ngay lập tức giúp bạn lấy lại tinh thần

Chuột rút khi bơi là tình trạng phổ biến có thể xảy ra với bất cứ ai kể cả người bơi lội chuyên nghiệp. Chuột rút không chỉ gây đau đớn mà còn có thể gây đuối nước và tử vong. Do vậy đừng chủ quan mà hãy trang bị đầy đủ kiến thức để phòng tránh và ứng phó khi tình huống xấu xảy ra.

Nguyễn Khuyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Viết từ Greenpineresort

Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?

Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.
Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.
Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.
Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!

Đăng ký nhận sách miễn phí: Email : [email protected]

Đọc ngay  Cách chữa hắc lào bằng phương pháp dân gian hiệu quả