Cho trẻ tiếp xúc sớm với tiếng Anh, sử dụng phương pháp “Passive listening” là 2 phương pháp dễ dàng và hiệu quả mà bố mẹ không giỏi tiếng Anh dạy con tại nhà. Anh Nguyễn Ngọc Lâm, phó trưởng khoa Tiếng Anh Đại Cương, Đại học Hà Nội cho rằng có nhiều cách để bố mẹ dạy con học tiếng Anh tại nhà khi không giỏi tiếng Anh.
1. Theo anh, độ tuổi nào phù hợp để trẻ bắt đầu học tiếng Anh?
Theo các nghiên cứu khoa học, não bộ của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển khi được 7 tuần tuổi. Giai đoạn này, em bé đã nghe và nhận biết được âm thanh bên ngoài, thích hợp để bố mẹ bắt đầu cho con làm quen với ngôn ngữ.
Sẽ rất tốt nếu trẻ được nghe tiếng Anh ngay từ trong bụng mẹ, thông qua các bài hát hoặc lời ru bằng tiếng Anh. Lúc này, não bộ của trẻ được làm quen với ngoại ngữ sớm, tiếp nhận âm thanh một cách tự nhiên.
Tùy vào định hướng của mỗi gia đình, bố mẹ có thể lựa chọn thời điểm bắt đầu học tiếng Anh cho con khác nhau. Nếu bố mẹ không biết tiếng anh dạy con và mong muốn con sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, nên cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ này từ trong bụng mẹ; giai đoạn từ 0-3 tuổi, liên tục đặt con vào môi trường có tiếng Anh; vận dụng khả năng tiếng Anh của bố mẹ để giao tiếp cùng con hàng ngày, hàng giờ. Nếu bố mẹ muốn con nói tiếng Anh như một ngoại ngữ, có thể chờ khi con ổn định vốn tiếng Việt rồi bắt đầu giúp con học tiếng Anh, lúc con 3-6 tuổi.
2. Các bậc phụ huynh thường mắc phải những sai lầm nào trong cách dạy con học tiếng anh tại nhà?
Nhiều bố mẹ có con học tiếng Anh đều vướng phải những vấn đề sau:
Quá nóng vội, sốt ruột với sự tiến bộ của con.
Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng chỉ cần đưa con tới trung tâm học vài tháng hoặc vài khóa là con sẽ biết nói tiếng Anh hoặc giao tiếp tự nhiên với người nước ngoài. Nhưng họ quên rằng, học tiếng Anh là hành trình dài hơi, phải tiếp xúc thường xuyên và rèn luyện mỗi ngày, con mới sử dụng lưu loát được. Do đó, việc phụ huynh dạy con tại nhà, và tạo điều kiện cho con rèn luyện mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng.
Phụ thuộc vào giáo viên hoặc các trung tâm, cơ sở đào tạo
Bố mẹ cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc giúp con học tiếng Anh thay vì kỳ vọng hoàn toàn vào sự dạy dỗ của thầy cô. Sau mỗi giờ học ở lớp, con cần môi trường để thực hành và gia đình chính là môi trường lý tưởng đó.
Dùng tiếng Việt để dạy con tiếng Anh tại nhà
Một số bậc phụ huynh khi dạy con tại nhà, thường hay hỏi: “Cái ôtô là gì nhỉ?”, “Quả chuối là gì nhỉ?” – đó là cách dạy tiếng Anh chưa đúng phương pháp.
Trẻ học tiếng Anh bằng phản xạ, nghe và nhắc lại nhiều lần chứ không theo logic “Cái này là cái kia”. Muốn dạy con về hoa quả, bố mẹ nên bắt đầu với: “What fruit is this?” rồi chỉ tay vào đó: “This is a banana”. Trẻ sẽ mặc định trong đầu “what” là “cái gì” và “banana” là “quả chuối”. Bằng việc nhắc đi nhắc lại đồng thời cho con nhìn hình ảnh, con sẽ nhớ tự nhiên. Khi hình ảnh hoặc âm thanh tương tự vang lên, não trẻ tự tư duy đến nghĩa của từ.
Sửa lỗi ngay khi con nói sai
Nhiều bậc phụ huynh vội vàng “bắt lỗi” con ngay sau khi con nói sai. Điều này làm trẻ trở nên nhút nhát, ít nói vì sợ mắc lỗi. Thực tế, trẻ ở giai đoạn này chưa ý thức được đúng, sai và có cơ chế tự điều chỉnh.
Thay vì nói: “Con nói chưa đúng, con phải nói thế này…”, bố mẹ chỉ cần nhắc lại nhiều lần cách nói đúng, con sẽ nghe và tự động sửa theo.
3. Bố mẹ cần làm gì để tạo môi trường học tiếng Anh tốt khi dạy con học tiếng anh tại nhà?
Theo kinh nghiệm của tôi, một giáo viên tiếng Anh và cũng là phụ huynh có con đang độ tuổi mầm non, tôi thấy: Môi trường học tiếng Anh rất quan trọng, mỗi tuần hai buổi tới trung tâm, mỗi buổi học 90 phút không đủ để con có thể sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Khi dạy con tại nhà, bố mẹ nên cùng con sử dụng tiếng Anh thường xuyên tại nhà, ít nhất 30-45 phút mỗi ngày.
Nếu phụ huynh biết tiếng Anh, nên dùng các câu khẩu ngữ đơn giản để giao tiếp với bé. Có thể giúp con tiếp xúc với ngoại ngữ này bằng cách bật các video âm nhạc, phim hoạt hình tiếng Anh hoặc để con chơi cùng những người bạn bản xứ.
Trẻ học hỏi được nhiều từ bố mẹ trong giai đoạn đầu đời. Phụ huynh cần dành thời gian chơi cùng con, liên kết mọi hoạt động hàng ngày như ăn, uống, ngủ, nghỉ… với tiếng Anh sẽ khiến con tiếp nhận môn ngoại ngữ này một cách tự nhiên.
Muốn giúp con học tốt tiếng Anh, bố mẹ đừng quên tự trau dồi vốn ngoại ngữ của mình bằng cách tự học hoặc tham gia một khóa học tiếng Anh cơ bản tại các cơ sở đào tạo có uy tín.
Anh Lâm dành 30-45 phút cùng con học tiếng Anh mỗi tối.
4. Bố mẹ không giỏi tiếng Anh nên làm gì để hỗ trợ con học tốt?
Nếu bố mẹ không biết tiếng Anh, bố mẹ có thể gửi con đến những trung tâm, hoặc sử dụng những ứng dụng dạy tiếng Anh hiệu quả.
Ở nhà, phụ huynh giúp con tự học theo phương pháp “Passive listening” (Nghe thụ động), bằng cách thường xuyên bật video dạy tiếng Anh cho trẻ, video nhạc thiếu nhi hoặc phim hoạt hình để bộ não con tiếp xúc với tiếng Anh hàng ngày, hàng giờ.
5. Anh có thể chia sẻ một số cách tạo cảm hứng và động lực giúp trẻ thích thú học tiếng Anh?
Trước hết, bố mẹ cần tìm hiểu đặc thù tâm lý của lứa tuổi này, quan sát tính cách và sở thích của con để kết hợp dạy tiếng Anh hiệu quả. Ví dụ với con thích chơi ôtô, phụ huynh chơi cùng con, khéo léo lồng ghép việc học vào đó.
Trẻ mầm non bị thu hút bởi những đồ vật có màu sắc, hình khối và âm thanh lạ tai. Khi giúp con học tiếng Anh, bố mẹ nên chọn giáo cụ trực quan là các đồ vật sặc sỡ, hình thù phong phú và âm thanh vui vẻ.
Độ tập trung của trẻ ở lứa tuổi này không cao, chỉ khoảng 30-45 phút. Nếu tổ chức hoạt động giúp con học tiếng Anh, nên tổ chức các trò chơi ngắn, đủ để con duy trì sự theo dõi.
Bố mẹ nên liên tục thay đổi hoạt động để con không bị chán. Sau 30-45 phút ngồi học về màu sắc, số đếm… bố mẹ có thể đưa con ra ngoài, hỏi về cây cối, con vật.
6. Lộ trình cơ bản để bố mẹ định hướng việc học tiếng anh cho con như thế nào?
Lộ trình tôi áp dụng với con trai mình như sau:
0-1 tuổi:
Giai đoạn bộ não phát triển mạnh.
→ Cho con thường xuyên tiếp xúc với tiếng anh theo phương pháp “Passive listening” (nghe thụ động), giúp bộ não thu nhận âm thanh một cách thụ động.
1-3 tuổi:
Giai đoạn tập nói, hoàn thiện khả năng phát âm, các cơ quan phát âm trong khoang miệng hoàn thiện hơn.
→ Dạy con những từ 1-2 âm tiết, cấu trúc khẩu lệnh ngắn.
3-6 tuổi:
Giai đoạn hoàn chỉnh ngôn ngữ, có thể nói được câu dài, câu phức tạp hơn.
→ Giao tiếp với con ở nhà sử dụng hoàn toàn tiếng Anh. Thường xuyên sáng tạ ra nhiều trò chơi tuong tác bằng tiếng Anh với con, giúp con học cách sử dụng tiếng Anh thuần thục.
Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng cần được bố mẹ chú ý: Quan sát thái độ, cảm xúc của con sau mỗi buổi học. Nếu con uể oải, chán nản khi tan lớp và miễn cưỡng tới lớp hàng ngày, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân do đâu để sớm tìm cách khắc phục, đem lại sự hứng thú học tập cho bé.
Viết từ Greenpineresort
Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?
Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!
Đăng ký nhận sách miễn phí: Email : [email protected]