Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Mẹ hiền dạy con được VnDoc tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung truyện Mẹ hiền dạy con

a) Tác giả

– Mạnh Tử (372 – 289 TCN)

– Tên là Mạnh Kha, người đất Trâu, nay thuộc huyện Trâu thuộc tỉnh Sơn Đông – Trung Quốc.

– Bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời Chiến quốc, được các nhà nho xưa suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử.

b) Tác phẩm

– Thể loại: Truyện trung đại

– Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

– Xuất xứ

+ Nguồn gốc từ “Liệt Nữ truyện” của Trung quốc

+ Do Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân biên dịch, in trong cuốn “Cổ học tinh hoa”

+ Tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Các bạn học sinh có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt Mẹ hiền dạy con

2/ Đọc – Hiểu văn bản Mẹ hiền dạy con

a) Tóm tắt các sự việc xảy ra giữa 2 mẹ con

Sự việc

Hoàn cảnh

Mạnh Tử

Mẹ thầy

1

Ở gần nghĩa địa

Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc

Dọn nhà ra gần chợ

2

Ở gần chợ

Bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo

Dọn nhà đến cạnh trường học

3

Gần trường học

Bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở

Chỗ này mẹ con ta ở được – mẹ vui lòng

4

Nhà hàng xóm giết lợn

Hỏi mẹ: Người ta giết lợn làm gì thế?

Mẹ nói đùa để cho con ăn đấy và mẹ đã mua thịt lợn cho con ăn thật để giữ lời hứa

5

Trong giờ học

Con bỏ học về chơi

Mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt bảo con: “Nếu con đang đi học mà bỏ dở cũng giống như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt vậy”

⇒ Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian.

b) Ý nghĩa của các sự việc

– Ý nghĩa 3 sự việc đầu

+ Chuyển nhà đi để tránh cho con tiếp xúc với những môi trường không tốt .

+ Chọn nơi thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của con

→ Mẹ muốn tạo cho con môi trường sống tốt đẹp.

– Ý nghĩa 2 sự việc cuối

+ Giáo dục con không nói dối, phải thành thật, phải giữ chữ tín.

+ Giáo dục con phải có ý chí học hành.

→ Thương con nhưng không nuông chiều, kiên quyết trong cách dạy con

⇒ Dạy con vừa phải có đạo đức, vừa phải có chí học hành

⇒ Những chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động

c) Bà mẹ thầy Mạnh Tử

Là một người mẹ tuyệt vời

– Yêu con: Chọn cho con môi trường sống phù hợp.

– Thông minh, khéo léo

– Nghiêm khắc trong việc dạy dỗ – giáo dục con.

– Trọng chữ tín để làm gương cho con.

d) Ý nghĩa

– Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.

– Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.·

Tổng kết

Nghệ thuật

-Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử.

– Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.

– Mang tính giáo huấn, gần với thể loại ký, sử.

– Ngôn ngữ kể chuyện xen lời bình.

Nội dung

– Tạo môi trường tốt cho con.

– Dạy con lời nói đi đôi với việc làm, sống trung thực, giữ chữ tín.

– Dạy con đức tính kiên trì, siêng năng, kiên định.

– Với con không nuông chiều mà phải nghiêm khắc, phải xuất từ tình yêu thương con tha thiết.

3/ Bài tập minh họa bài Mẹ hiền dạy con

Đề bài: Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong tác phẩm “Mẹ hiền dạy con”

1/ Mở bài

– Truyện “Mẹ hiền dạy con” trích từ cuốn “Liệt nữ truyện” của Trung Hoa thời phong kiến trung đại.

– Truyện kể về cách dạy con nghiêm khắc và đúng đắn của bà mẹ lúc Mạnh Tử còn nhỏ. Nhờ vậy mà sau này Mạnh Tử trở thành bậc đại hiền trong thiên hạ.

2/ Thân bài

a) Những việc làm sáng suốt của bà mẹ

– Nhà ở gần nghĩa địa, thấy con bắt chước người ta đào, chôn, lăn, khóc, bà mẹ dọn nhà ra gần chợ.

– Nhà ở gần chợ, thấy con học thói bán buôn điên đảo, bà dọn nhà đến gần trường học.

– Nhà ở gần trường, thấy con học hành chăm chỉ và lễ phép với mọi người, bà bảo đây mới đúng là chỗ con trẻ ở được lâu dài.

Đọc ngay  15 lời dạy con cực thấm của nhà tư tưởng vĩ đại người Nhật Fukuzawa đáng để cha mẹ suy ngẫm

– Thấy hàng xóm giết lợn, con hỏi mẹ để làm gì, mẹ đáp giết lợn cho con ăn. Biết mình lỡ lời, bà ra chợ mua thịt cho con ăn.

– Bà đang dệt vải, thấy con bỏ học về nhà chơi, liền lấy dao cắt đứt tấm vải. Con hiểu ý mẹ, lại chăm chỉ học hành.

b) Ý nghĩa của những việc làm trên

– Môi trường sống có tác động rất lớn tới việc hình thành nhân cách của con người, nhất là trẻ em.

– Trong cuộc sống, người lớn phải biết giữ chữ tín.

– Cha mẹ phải nghiêm khắc giáo dục, làm gương cho con cái noi theo.

3/ Kết bài

– Truyện ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều bài học bổ ích, thiết thực về phương pháp giáo dục con cái.

– Ý nghĩa truyện không bó hẹp trong việc cha mẹ dạy con mà còn mở rộng ra tới phạm vi giáo dục con người nói chung trong xã hội.

Bài văn mẫu

Trên thế giới có rất nhiều tiếng nói, mỗi một dân tộc đều có tiếng nói riêng. Nhưng mỗi người con lại có chung một tiếng gọi Mẹ. Có lẽ, người mẹ nào cũng mang nặng tình thương yêu với con. Vì vậy, mẹ cũng là người dạy dỗ ta từ những điều nhỏ nhất. Mạnh Tử là người nối tiếp Khổng Tử phát triển và hoàn chỉnh Nho giáo, ông cũng là một bậc đại hiền của Trung Quốc. Sự thành công của ông có được nhờ vào công lao dạy dỗ, giáo dục của người mẹ. “Mẹ hiền dạy con” ghi lại những việc bà đã dạy Mạnh Tử.

“Mẹ hiền dạy con” là truyện trung đại được trích trong “Liệt nữ truyện” theo “Cổ học tinh hoa”, câu chuyện ngắn nhưng bao gồm những sự việc cụ thể, mỗi sự việc là một bài học đắt giá không chỉ cho Trung Hoa cổ đại mà còn cho những thế hệ nối tiếp.

Truyện bao gồm 5 sự việc chính, sự việc trước nối tiếp sự việc sau và dẫn đến cao trào. Nhân vật trong truyện không nhiều, người con là Mạnh Tử được mẹ dạy dỗ, rèn luyện, giáo dục. Sự việc rõ ràng, tình tiết đơn giản, cùng hai mẹ con Mạnh Tử đã tạo thành cốt truyện đầy hấp dẫn.

Sự việc đầu tiên bắt nguồn từ việc gia đình Mạnh Tử ở gần nghĩa địa, khi có đám tang Mạnh Tử thấy người ta đào, chôn, lăn, khóc, Mạnh Tử cũng bắt chước họ làm những việc đó. Người mẹ nhận ra đấy là môi trường không phù hợp cho con nên quyết định chuyển nhà đến gần chợ. Người Việt có câu: “Nhất cận thị, nhị cận giang”, gần chợ thuận lợi cho việc buôn bán, đó cũng là nơi diễn ra cuộc sống náo nhiệt nên phải chăng người mẹ muốn chuyển đến chợ để con có thể học tập được nhiều điều.

Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự việc thứ hai. Khi chuyển đến chợ sinh sống, người con hàng ngày không còn chứng kiến cảnh u uất, đớn đau của những đám tang để bắt chước mà chứng kiến cuộc sống buôn bán điên đảo. Về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước nô đùa, nghịch ngợm, buôn bán. Người mẹ thấy vậy lo lắng, đó cũng là điều đương nhiên vì Mạnh Tử còn nhỏ tuổi, buôn bán dành cho những người đã đứng vững trong thị trường và sở dĩ người mẹ hiểu: con học cách buôn bán từ nhỏ sẽ nảy sinh lừa gạt, xảo trá để đạt được mục đích của mình nên người mẹ đã quyết định chuyển nhà đến gần trường học.

Sự việc thứ ba cũng bắt nguồn từ đó. Trường học là nơi dạy đạo đức, lễ nghi, khuôn phép. Người ta lớn lên nhờ sự chăm sóc những muốn trưởng thành môi trường đầu tiên là trường học. Người mẹ quả thực đã đúng khi suy nghĩ và lựa chọn cho con môi trường như vậy! Hàng ngày con bắt chước học tập lễ phép và mẹ cảm thấy vui lòng là điều tất nhiên. Đó là môi trường thích hợp cho bất cứ đứa trẻ nào và em cũng hiểu một điều: Nhà trường, học tập là môi trường thuận lợi để dạy dỗ chúng em thành những con người có nhân cách.

Nhưng câu chuyện không kết thúc ở đó.Một hôm cậu Mạnh Tử thấy hàng xóm thịt lợn liền hỏi mẹ: “ Hàng xóm giết lợn để làm gì?” mẹ nói “Mổ cho con ăn”, nhưng sau khi nói ra người mẹ thấy mình đã lỡ lời, hậu quả sẽ ra sao khi mẹ thành người nói dối? Nên thay bằng chữa lại câu nói đùa của mình bà đã mua thịt về cho con ăn. Lời nói đùa diễn ra hàng ngày và có lẽ mọi người đều có thể sử dụng câu nói đùa nhưng em thấy người mẹ đã vô cùng sâu sắc, thấu tình đạt lý, bà không muốn con nói dối và thiếu trung thực mà dạy con “Lời nói đi đôi với việc làm”, đó cũng là bài học thứ tư mà người mẹ dạy cho Mạnh Tử. Uy tín, tính trung thực mà người mẹ dạy đã củng cố, hình thành nhân cách cho con trai mình.

Đọc ngay  Làm thế nào để nuôi dạy con trưởng thành?

Mỗi sự việc xảy ra đều đem đến sự hấp dẫn kỳ lạ, từ việc thay đổi của người con đến cách xử lý vô cùng khéo léo đầy nghệ thuật của người mẹ. Nhưng đứa trẻ nào cũng vậy, luôn ham chơi và dễ bắt chước. Được một thời gian Mạnh Tử vấp phải một sai lầm chính là bỏ học đi chơi, biết được tính ham chơi hơn ham học của người con người mẹ hiền từ nhưng nghiêm khắc đã dùng trí tuệ, sự thông minh để đưa ra một hành động thật quyết liệt, bất ngờ đó là dùng dao cắt đứt tấm vải mình đang dệt. Có lẽ khi chứng kiến hành động lạ thường này bất cứ người con nào cũng thấy sửng sốt.

Mẹ không dùng lời nói dạy con mà dùng hành động mang ẩn ý sâu sắc: để dệt được một mảnh vải đẹp, bền là cả một quá trình, học tập cũng vậy để thành đạt cần phải chuyên tâm, việc bỏ học đi chơi giống như việc bản thân con tự cầm dao cắt đứt những gì mình từng cố gắng. Đó là bài học không những sâu sắc mà còn cảm phục mà mẹ mang lại.

Em thấy Mạnh Tử cũng như rất nhiều những người con, những đứa trẻ khác, tâm hồn ngây thơ, trong trắng, dễ bắt chước nhưng cũng dễ hoà vào cuộc sống mới, không ngại đổi thay, thông minh và hiểu điều mẹ dạy.

Như bất cứ bà mẹ nào, người mẹ trong câu chuyện rất đáng ngợi ca, đó là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết, yêu thương, hiểu tâm lý con trẻ. Đó quả là một người mẹ hiếm có.

Câu chuyện đọc xong giúp em có được thêm nhiều bài học. Em rất khâm phục bà mẹ Mạnh Tử đã có những cách dạy con khéo léo, cương nhu để thế giới có một Mạnh Tử tài, đức vẹn toàn.

4/ Trắc nghiệm bài Mẹ hiền dạy con

Câu 1: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về tác giả Mạnh Tử

A. Ông tên thật là Mạnh Kha.

B. Ông cùng học trò viết sách Mạnh Tử – được coi là một trong bốn tác phẩm kinh điển (Tứ thư) của Nho gia.

C. Ông được suy tôn là vị thánh đứng đầu trong Nho giáo.

D. Quê quán thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Câu 2: Truyện Mẹ hiền dạy con có xuất xứ từ nước nào?

A. Trung Quốc.

B. Triều Tiên.

C. Nhật Bản.

D. Mông cổ.

Câu 3: Cách dạy con nào sau đây không đúng với người mẹ của Mạnh Tử?

A. Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp.

B. Dạy con biết kiếm tiền từ khi còn nhỏ.

C. Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.

D. Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.

Câu 4: Người con trong truyện Mẹ hiền dạy con là ai?

A. Khổng Tử.

B. Mạnh Tử

C. Tuân Tử.

D. Lão Tử.

Câu 5: Trong truyện Mẹ hiền dạy con, người mẹ vì con đã làm điều

A. Mời những người thầy tốt nhất về dạy cho con.

B. Đưa con đến một trường nổi tiếng để học tập.

C. Dời nhà đến nơi có môi trường tốt để con học tập.

D. Lao động cật lực để con có tiền đi học.

Câu 6: Trong truyện Mẹ hiền dạy con, nơi nào được bà mẹ xem là tốt nhất để con học hành?

A. Những nơi có nhiều thầy đồ nổi tiếng.

B. Những nơi gần chợ.

C. Những nơi gần nghĩa địa.

D. Những nơi gần trường học.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây đúng về người mẹ của Mạnh Tử

A. là người mẹ có cách cách giáo dục nghiêm khắc, hà khắc.

B. là người mẹ thương yêu con, thông minh, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái.

C. là người khó tính, cẩn thận chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ cho con.

D. là người yêu thương, nuông chiều con hết mực.

Câu 8: Hai mẹ con Mạnh Tử đã có sự dịch chuyển về chỗ ở theo trình tự nào đúng với cốt truyện?

A. Chuyển từ nghĩa địa- trường học – chợ

B. Chợ- nghĩa địa- trường học

C. Nghĩa địa- chợ- trường học

D. Chợ- trường học- nghĩa địa

Câu 9: Người mẹ trong truyện đã nêu ra một tấm gương về:

A. Tình thương con và cách dạy con.

B. Tình thương con và nuông chiều con hết mực.

C. Phương pháp giáo dục con cái.

D. Đạo lí làm người.

Câu 10: Trong truyện Mẹ hiền dạy con, người mẹ đã không chọn cách nào dưới đây để dạy con?

A. Chọn cho con một môi trường sống tốt.

B. Dạy cho con tính thật thà, không nói dối.

C. Tìm cho con một người thầy giỏi.

D. Dạy cho con tính chuyên cần và ý chí vươn lên trong học tập.

Câu 11: Tại sao mẹ Mạnh Tử chọn cho con ở cạnh trường học?

A. Thấy trẻ em đua nhau học tập, lễ phép

Đọc ngay  Herokid Gold

B. Muốn con đi học gần nhà

C. Thấy con ham học

D. Thấy nơi mới thoáng mát, sạch sẽ

Câu 12: Người mẹ đã sử dụng biện pháp gì để dạy cho con tính chuyên cần?

A. Dời nhà đến gần một cái chợ.

B. Dời nhà đến gần một ngôi trường,

C. Mua thịt lợn về cho con ăn.

D. Cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung và lấy đó làm lời dạy con.

Câu 13: Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng về việc học của Mạnh Tử?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

C. Không thầy đố mày làm nên.

D. Học thầy không tày học bạn.

Câu 14: Cách viết truyện Mẹ hiền dạy con có gì đặc sắc?

A. Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán.

B. Nội dung mang tính giáo huấn, chứa đựng bài học sâu sắc.

C. Cốt truyện đơn giản, ghi chép những sự việc có thật.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án

1 – C2 – A3 – B4 – B5 – C6 – D7 – B8 – C9 – A10 – C11 – A12 – D13 – A14 – D

Với nội dung bài Mẹ hiền dạy con các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung của câu truyện, giá trị nghệ thuật và bài học được rút ra từ câu truyện của người mẹ Mạnh Tử giáo dục con mình…

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Mẹ hiền dạy con. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Viết từ Greenpineresort

Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?

Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.
Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.
Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.
Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!

Đăng ký nhận sách miễn phí: Email : [email protected]